Tứ Diệu Ðế
Tứ Diệu Ðế là bốn sự thật
chắc chắn, quý báu , hoàn toàn nhất, cao nhất , bao trùm các sự thật khác
và muôn đời bất di bất dịch.
Tứ Diệu Ðế gồm những gì ?
Tứ
Diệu Ðế là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Ðạo
đế.
1- Khổ đế: trình bày
rõ ràng cho chúng ta thấy tất cả những nỗi khổ đau trên thế gian này mà
mỗi chúng sanh đều phải chịu, như đau là khổ, già là khổ, chết là khổ
v.v…Những nỗi khổ đau đầy dẫy trên thế gian, bao vây chúng ta và lúc nào
cũng hiện diện chung quanh chúng
ta.
2- Tập đế: trình bày
nguyên nhân của bể khổ trần gian, lý do vì đâu có nỗi khổ ấy. Khổ đế như
là bản kê hiện trạng của chứng bệnh, còn Tập đế nói rõ nguyên nhân của
chứng bệnh.
3- Diệt đế:
trình bày hoàn cảnh,quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sanh sẽ đạt đến khi
đã diệt trừ được những nỗi khổ và những nguyên nhân của đau
khổ.
4- Ðạo đế: trình
bày những phương pháp đứng đắn, chắc thật để diệt trừ đau khổ. Ðó là chân
lý chỉ rỏ con đường quyết định đi đến cảnh giới Niết Bàn. Ðạo đế như toa
thuốc mà vị lương y đã kê ra để người bịnh mua và những lời chỉ dẫn mà
bịnh nhân cần phải làm theo để lành bệnh.
Ý nghĩa kỳ diệu của Tứ Diệu
Ðế
Tứ Diệu Ðế đã được Ðức Phật sắp đặt theo một thứ tự rất khôn
khéo, hợp lý, hợp tình. Trước tiên, Ðức Phật chỉ cho chúng sanh thấy
cái thảm cảnh hiện tại trên cõi đời. Cái thảm cảnh bi đát ấy nằm ngay
trước mặt ta, bên tai ta và ngay trong chính chúng ta. Ðã là chúng sanh,
ai không sanh, ai không ốm, ai không già, ai không chết ? Và những trạng
thái ấy đều mang theo tánh chất khổ cả. Khi chỉ rõ cho mọi người thấy
cái khổ ở trước mắt, ở chung quanh và chính trong mỗi chúng ta, Ðức Phật
mới đi qua giai đoạn thứ hai là chỉ cho chúng sanh thấy nguồn gốc, lý do
của những nỗi khổ ấy. Ngài đã từ hiện tại đi dần về quá khứ, từ bề mặt đi
dần xuống bề sâu, từ cái dễ thấy đền cái khó thấy, những lý luận của ngài
đã đặt căn bản lên thực tại, lên những điều có thể chứng nghiệm được nên
không xa lạ, viển vông, mơ hồ. Ðến giai đọan thứ ba, Ðức Phật nêu lên
và trình bày cho chúng ta thấy cái vui thú của sự hết khổ, sự hoan hỉ
và an lạc sẽ thay thế những khổ đau buồn phiền mà con ngưòi đang gặp phải.
Giai đọan thứ tư là giai đoạn Ðức Phật dạy nhửng phương pháp để thực
hiện được sự an vui ấy. Bố cục Tứ Diệu Ðế như một bức họa vĩ đại gồm
có hai phần chính: Phần dưới bức họa là bể thẳm mênh mông, sóng gió
bão bùng, trong ấy thuyền bè đang bị đắm chìm, bao nhiêu người đang lặn
ngụp, kêu la, khóc lóc ( Khổ đế) Ta cũng thấy được những nguyên nhân
gây ra những thảm họa ấy: đó là những luồng gió dục vọng, tham, sân, si…
những đám mây vô minh đen nghịt, che khuất cả mặt trời ( Tập đế). Phần
trên bức họa, ta thấy quang cảnh dần dần sáng sủa, yên tĩnh. Ðây là một
miền cao nguyên, càng lên cao cảnh trí càng đẹp đẽ, yên vui. Ngưòi ở đây
trông có vẻ thảnh thơi vui vẻ lắm, cũng như cảnh trí, những người càng ở
tầng bậc cao thì laị có cốt cách phương phi, giải thoát. ( Diệt đế). Trong
phần này, nếu chúng ta chú ý nhìn rõ, thì thấy từ một cảnh ở dưới lên một
cành ở trên, có những con đường đi với những bảng đề tên đường như: Tứ
Niệm Xứ, Bát Chánh Ðạo v.v… Trên những con đường đó có rất nhiều người
đang đi lên và rất ít ngưòi đi xuống; càng lên cao con đưòng laị càng rộng
rãi mát mẻ và những khách bộ hành lại càng mang ít hành lý (Ðạo đế).
Với Tứ Diệu Ðế, Ðức Phật Thích Ca đã làm đầy đủ nhiệm vụ của ngưòi dẫn
đường , chỉ cho chúng ta thoát khỏi cảnh khổ đến bến bờ hạnh phúc an vui.
Ngài đã đặt vào tay chúng ta một bản đồ chỉ dẫn rõ ràng về cuộc hành trình
và trao cho chúng ta đầy đủ phương tiện cần thiết cho chuyến đi vĩ đại ấy.
Chúng ta chỉ còn lên đường và bước
tới.
( Sách tham khảo : Phật Giáo Phổ Thông quyển 1,2,3)
trở về trang chính
|