Xứ « Tulip »
Như hoa Anh Đào là biểu tượng của xứ Phù Tang, khi nói đến hoa « Tulip », chúng ta nghĩ ngay đến Ḥa Lan, v́ vương quốc này xuất cảng nhiều hoa Tulip nhất thế giới. Tulip, Việt Nam gọi là hoa Uất Kim Hương, v́ được dịch từ tiếng Trung Hoa (yùjinxianghua 鬱金香花). Tulip xuất xứ từ các vùng đất ấm thời « Cựu Thế Giới (Old World) » và ngày nay vẫn c̣n được trồng ở bắc Phi, vùng trung đông và vùng tiểu Á. Từ nhiều thế kỷ trước, hoa này được nhập vào Ḥa Lan từ Đế Quốc Ottoman; sau đó, các nhà trồng hoa Ḥa Lan nhận thấy rằng hoa Tulip được trồng thử, thích hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở vùng Lowlands này, và họ đă đạt đến kết quả hiện tại. Tulip thuộc loài hoa được vương lên từ củ (bulb), tựa như củ hành tây. Vào cuối tháng ba hàng năm, hoa bắt đầu nở; cuối tháng năm hoa héo tàn, sau khi hoa tàn, củ sẽ lớn; củ này được đưa đến tay người tiêu thụ để trồng giữa thu, khoăng tháng mười một. V́ vậy, chúng ta thường thấy những cánh đồng hoa đủ loại, đủ màu, nở rộ khắp Ḥa Lan trong khoăng thời gian này. Keukenhof ở Lisse, là nơi hàng năm, các nhà trồng hoa đến trưng bày sản phẩm và là một điểm du lịch nổi tiếng của Ḥa Lan.
Nhưng Ḥa Lan không phải chỉ có Tulip, mà c̣n là vương quốc của windmolen (windmill hay moulin à vent), được dùng để xay ngủ cốc và nhứt là bơm nước chống lủ lụt hoặc để tạo những vùng đất mới được gọi là polder; và là xứ của những đôi giày gổ (klompen; clogs hay sabot). Tôi đă được biết đến vương quốc này từ những năm 70 – 80 thế kỷ trước, trong những năm 1990 - 2000, tôi lại có nhiều chương tŕnh làm việc ngắn hạn nơi đây. Nhưng tôi thật sự mến vương quốc này khi được công ty tôi làm việc, thuyên chuyển tôi từ Pháp sang sống và làm việc tại Ḥa Lan từ đầu năm 2007 đến nay.
Ḥa Lan, một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới Vương quốc này được gọi là Ḥa Lan hay Holland v́ thói quen; nhưng thật ra Holland chỉ là tên của hai tỉnh, Bắc Holland và Nam Holland, trong mười hai tỉnh của vương quốc này. Tên thật của vương quốc này là Nederland hoặc Netherlands hay Pays-Bas và Niederlande v.v... Chúng ta nên nhắc lại rằng trước 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa sử dụng danh từ Ḥa Lan, sau 1975 cộng sản dùng danh từ Hà Lan do dịch từ tiếng Trung Hoa. Nhiều năm qua, Ḥa Lan được xếp vào 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, và 2017 đứng hạng 6. Hạnh phúc không có nghĩa là giàu nhất, nhưng là nơi người dân được chánh quyền quan tâm về việc làm, sức khỏe, giáo dục, an ninh, đời sống tâm linh v.v... Nhưng sự hạnh phúc này không phải do một đấng quyền năng nào ban cho, mà là do sự cố gắng của cả một dân tộc.
Là một vùng đất thấp, hơn 1/3 diện tích Ḥa Lan thấp hơn mặt biển ; điểm thấp nhất Nieuwerkerk, 6,76 m dưới mặt biển và điểm cao nhất « núi »Vaalserberg trong vùng ba biên giới Ḥa Lan, Đức, Bỉ, với cao độ 323 m. Lủ lụt là một nghiệp duyên mà thiên nhiên dành cho người dân đất nước này, từ nhiều thế kỷ người dân phải chiến đấu với thiên nhiên để sinh tồn. Tiền bán thế kỷ 20, người Ḥa Lan thường nói họ phải xoay đồng 10 xu nhiều lần trước khi chi tiêu, để khỏi phải thiếu hụt. Điều này khiến cho nhiều dân tộc Âu châu cho rằng người Ḥa Lan hà tiện ! Tuy rằng ngày nay, Ḥa Lan trở nên một quốc gia thịnh vượng, nhưng nhiều gia đ́nh Ḥa Lan vẫn giữ truyền thống tiết kiệm này.
Polder và hệ thống đê điều Từ nhiều thế kỷ người Ḥa Lan phải chiến đấu với thiên nhiên để sinh tồn, hệ thống đê điều luôn luôn là điều quan tâm lớn của chánh quyền và người dân, với sự điều hành của một cơ quan mang tên « Rijkswaterstaat » (Quốc gia thủy cục, thuộc bộ Môi Trường). Họ lập nhiều « polder », polder là đê ngăn biển tránh lụt đồng thời tạo lập nên vùng đất mới. Điển h́nh là Afsluitdijk tạm dịch là « đê ngăn chận » hoàn thành năm 1932, con đê này ngăn biển để tạo nên một vùng đất mới, Flevoland, tỉnh thứ 12 của Ḥa Lan với 2413 km vuông và hồ nước ngọt 13 triệu mét khối cho nông nghiệp, v́ đây là một vùng đất nông nghiệp ph́ nhiêu như đồng bằng nam phần Việt Nam.
Tuy vậy cơn lụt do biển trào dâng ngày 01-02-1953 ở Zeeland, nam Ḥa Lan đă mang đi 2000 sinh mạng và hàng chục ngàn mẩu ruộng đất hư hơng v́ nước mặn, cùng vô số thiệt hại khác. Ngày 04-02-1953, ông bộ trưởng đương thời Drees tuyên bố trước quốc hội thành lập Hội đồng Delta và lập dự án Delta gồm 13 hệ thống đê, đập chống lụt do bảo biển, dự án này tốn nhiều công sức nhưng đă mang lại nhiều lợi ích cho Ḥa Lan. Trong số 13 hệ thống này có cửa đập di động Maeslantkering, một kỳ quang của thế giới,ở cửa sông Maas, dẩn vào hải cảng lớn nhất thế giới Rotterdam. Đến nay, chương tŕnh Delta ở nam Ḥa Lan đă hoàn chỉnh, tất cả các đảo ở vùng Zeeland được nối liền nhau bằng một hệ thống đường bộ và xa lộ ; tất cả được bảo vệ bằng những con đê. Tuy nhiên, để đối phó sự thay đổi nhiệt độ địa cầu, làm mực nước biển dâng cao, người Ḥa Lan dự trù xây đê cao hơn.
Hệ thống đê điều ở Ḥa Lan rất hoàn chỉnh, không thể diễn tả qua vài trang giấy. Với tất cả các công tŕnh này người Ḥa Lan thường nói một cách tự hào : « Đấng tạo hóa đă tạo nên thế giới này, nhưng người Ḥa Lan tạo dựng nên đất nước của họ ». Những chánh sách dưới đây giúp chúng ta hiểu rơ sự thành công của đất nước này :
Gedoogbeleid, chánh sách khoang dung Nói đến Ḥa Lan phải nói đến chánh sách “ Gedoogbeleid ” của chánh phủ, tạm dịch là “ sự khoang dung theo trong luật định ”, một chính sách của chính phủ áp dụng cho một hành vi vi phạm pháp luật mà không bi truy tố. Khoan dung, trong vài trường hợp, là do sự khó khăn trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan thực thi. Chánh sách này được áp dụng trong các trường hợp sau: – Các loại ma túy bị cấm khắp thế giới. Ở Ḥa Lan, được phân biệt hai loại : nặng và nhẹ. Loại nặng bị cấm hoàn toàn, vi phạm sẽ bị xử theo luật pháp. Loại nhẹ như cannabis (drug), được phép sử dụng theo một số quy định của luật pháp, dưới sự kiểm soát của chính quyền. – Euthanasia, tạm dịch là “ Quyền tự tữ dưới sự kiểm soát y khoa ”, các bác sĩ thực hiện theo yêu cầu của bệnh nhân không bị truy tố, nếu áp dụng đúng theo luật pháp quy định. – Trường hợp thứ ba, một điểm úy kỵ khó nói đến, tuy là một sự thật không thể né tránh : măi dâm ! Một “ nghề ” xưa nhất trái đất, nhưng rất khó kiểm soát hoặc bài trừ. Cuộc chiến chống măi dâm, luôn luôn là một mối quan tâm lớn của chính phủ nhiều quốc gia, v́ nó đưa đến việc buôn bán sắc đẹp mà đức Phật đă từng giảng trong phẩm thứ 14 “ An lạc hạnh ” trong kinh Pháp Hoa, nhưng họ không thành công để giải quyết vấn đề. Ḥa Lan chính thức hóa “nghề nghiệp” này theo luật định, để dể kiểm soát ! – Một trường hợp úy kị khác là vấn đề hôn nhân “ đồng tính ”, nếu không khoang dung, chánh thức hóa, vẫn được thực hiện trong âm thầm, lén lút !
Các chính sách của Hoà Lan về ma túy nhẹ và mại dâm được kiểm soát, là ví dụ tốt nhất được biết về chính sách khoan dung. Tuy nhiên, khoan dung là tốt, nhưng giáo dục là biện pháp tốt nhất để giăi quyết các vấn đề nêu trên và chánh sách này chỉ có thể áp dụng cho các quốc gia có tŕnh độ dân trí và đạo đức cao.
Một số nhà đạo đức học, khái
niệm về khoan dung là sự liên kết các khái niệm tuyệt đối về cái tốt và
cái xấu. Khoan dung được áp dụng khi một việc được nhận ra là một điều
xấu, nhưng chống lại điều này sẽ tạo nên kết quả xấu hơn hoặc phức tạp
hơn.
Trong giáo pháp của Phật có nói : “chúng sanh sợ quả, bồ tát sợ nhân”. Luôn luôn nghĩ đến nhân quả, v́ giáo pháp của Phật chỉ cho chúng sanh rỏ nhân ǵ sẽ sanh ra quả ǵ; nghĩa là cứu nhân, không thể cứu quả; khi quả trổ ra th́ quá muộn. Củng vậy rượu và các chất ma túy
hay dâm dục là nhân sẽ đưa đến quả xấu trong hiện đời hay đời sau, dù
được chấp nhận bởi luật pháp hiện hành. Gross domestic production (GDP) GDP trên đầu người Ḥa Lan 2016, theo thống kê International Monetary Fund (IMF), chỉ ở vào hạng 13, tuy nhiên theo cơ quan Wold Economic Forum (WEF) 2017, Ḥa Lan được xếp hạng 4 trong 10 quốc gia có Global Competitiveness Index cao nhất và hạng 6 trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Điều này chứng tỏ rằng việc quảng trị kinh tế, chính trị của chính phủ và ư thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, t́nh yêu tổ quốc cùa người dân rất cao. Để nhận thấy rỏ điều này, một câu hỏi được nêu ra : « tại sao đội túc cầu quốc gia Ḥa Lan luôn luôn xuất hiện trên sân cỏ dù bất cứ nơi nào trên thế giới, đều mặc đồng phục màu cam, hoặc vào ngày lễ vua hay hoàng hậu (koningsdag, koninginnedag), mọi người đều dùng màu cam ? ». Câu tră lời : « v́ màu cam là màu của hoàng gia “Oranje-Nassau”, với William I, vị hoàng tử họ Oranje-Nassau đă dành độc lập cho Ḥa Lan trong chiến tranh “ Tám mươi năm 1568 – 1648 ” với Tây Ban Nha; và ḍng họ này làm vua Ḥa Lan đến nay. Màu cam là màu của hoàng gia là biểu tượng của tổ quốc, mà tổ quốc là trên hết, ḷng ái quốc đă ăn sâu vào tâm trí dân Ḥa Lan v́ dù cho vua có thay đổi, tổ quốc c̣n tất cả c̣n.
Tôn giáo và đời sống xă hội Từ năm 1880 đến năm 1960, xă hội Hoà Lan đă "đóng khung" trong ba « khuynh hướng tổ chức theo chiều dọc » : tổ chức Công Giáo, tổ chức Chính Thống Giáo - Tin Lành và tổ chức Xă Hội. Ba tổ chức này điều hành các tổ chức phụ thuộc như trường học, bệnh viện, phát thanh, truyền h́nh, báo chí, các đảng chính trị, nghiệp đoàn, các tổ chức thanh thiếu niên theo khuynh hướng của họ.
Trong những năm 1960, hệ thống ba « khuynh hướng tổ chức chiều dọc » này sụp đổ. Kể từ đó, ba xu hướng nổi lên trong sự phát triển của các tổ chức xă hội: xu hướng phân mảnh, xu hướng chuyển đổi và xu hướng h́nh thành các « khuynh hướng tổ chức chiều dọc » mới. Xu hướng chiếm ưu thế là phân mảnh các tổ chức kể trên và hợp nhất với các tổ chức khác để tạo một khuynh hướng mới. Một ví dụ là sự ḥa nhập của Nederlands Verbond van Vakverenigingen (NVV, Liên hiệp nghiệp đoàn Hoà Lan) với Nederlands Katholiek Vakverbond (NVK Nghiệp đoàn Công Giáo Hoà Lan) để thành lập Federatie van Nederlandse Vakverbonden (FNV, Liên minh nghiệp đoàn Ḥa Lan).
Trong những năm 1970 và 1980, người ta thường cho rằng Hoà Lan sẽ nhanh chóng trở thành một quốc gia hoàn toàn phi tôn giáo, trong đó tôn giáo sẽ không c̣n đóng vai tṛ trong cuộc sống xă hội. Một kỳ vọng không thành sự thật. Mặc dù các nhà thờ trống rỗng không c̣n tín đồ, nhưng nhiều người Hoà Lan tiếp tục tự định hướng theo những khuynh hướng mới thực tế, thích hợp với thời đại. Đáng chú ư là trong các lĩnh vực phi tôn giáo, chẳng hạn như y tế hoặc giáo dục, và ngay cả trong giới kinh doanh, tôn giáo vẫn là một đề tài hợp thời. Thay v́ phi tôn giáo hóa, thực sự chỉ là sự biến đổi, tôn giáo vẫn là một lực lượng văn hoá quan trọng có dưới mọi h́nh thức mới mẻ và tiếp tục chiếm vị trí của nó trong xă hội Hoà Lan, như CDA (Christen-Democratisch Appèl đăng Dân Chủ – Công Giáo) đăng phái cầm quyền trong nhiều thập niên qua ở Ḥa Lan, được thành h́nh do sự kết hợp của ba đăng phái ARP, CHU và KVP. Ngoài ra, Hồi giáo đă phát triển nhanh chóng và mạnh mẻ ở Hoà Lan. Phật giáo củng đang phát triễn nơi đây; điển h́nh là hội « Leven in Aandacht (tập trung vào cuộc sống) » một tổ chức tu tập thiền theo phương pháp làng Mai của Ḥa Thượng Nhất Hạnh, dành cho người Ḥa Lan, và đă có không ít tăng, ni người bản xứ. Người Ḥa Lan gốc Việt đă xây dựng được hai ngôi chùa trên quê hương mới này. Nhờ truyền thống tôn giáo này mà người Ḥa Lan có đời sống luân lư đạo đức tốt; ḷng tôn trọng và sự tin tưởng lẫn nhau khá cao, trong một thế giới loài người, nơi mà luân lư đạo đức có phần thoái hóa ! Một thí dụ nhỏ, ở Ḥa Lan khi một nhân viên bị cảm sốt phải nghỉ vài ngày, họ chỉ cần điện thoại báo cho sở biết, hết bệnh báo sẽ đi làm lại. Không cần chứng nhận của bác sĩ, v́ bác sĩ Ḥa Lan không cấp giấy nghỉ bệnh khi không cần thiết, sự tin tưởng tuyệt đối được tôn trọng trong các trường hợp này. Sự giao dịch hằng ngày giữa người và người như sự phục vụ trong các lảnh vực thương mại, giao thông, y tế, giáo dục, hành chánh, v.v... rất tốt và luôn luôn với nụ cười.
Vrijwilligerswerk (việc làm t́nh nguyện), tại Hoà Lan, nhiều người làm việc thiện nguyện và t́nh nguyện là một trụ cột kinh tế quan trọng ở Hoà Lan. Một trụ cột nơi mà chính phủ ngày càng muốn phát triển. T́nh nguyện viên là tham gia việc xă hội. Công việc t́nh nguyện là tự nguyện, nhưng không phải không trách nhiệm.
Theo một thống kê của Movisie vào năm 2015, nhóm t́nh nguyện viên lớn nhất là từ 35 đến 45 tuổi. Những người có khả năng và có cuộc sống sung túc, nhưng cũng có những người v́ có con thường làm t́nh nguyện viên liên quan đến trẻ em, gồm các hoạt động t́nh nguyện tại trường học, câu lạc bộ thể thao hoặc trong các hoạt động trong khu phố liên quan đến trẻ em. Nhưng củng có công việc tự nguyện không liên quan đến trẻ em, như chăm sóc người lớn tuổi, v.v... T́nh nguyện viên cũng được thực hiện nhiều ở thôn quê hơn ở các thành phố. T́nh nguyện viên nói chung là những người có thể tự tổ chức và thực hiện công việc, thường th́ họ tự nguyện đóng góp v́ sự hài ḷng mà họ mang lại cho xă hội.
Trong bài viết này, củng nên tŕnh bày sơ qua về cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Ḥa Lan; trước 1975 chỉ có một số ít công chức Việt Nam được chính phủ gởi sang Ḥa Lan tu nghiệp, trong số này có anh Lưu mà tôi được biết. Sau 1975 có nhiều thuyền nhân Việt đến định cư và rất thành công trên quê hương thứ hai này. Thế hệ trẽ thứ hai, thứ ba, tiến hơn thế hệ đầu, góp mặt trong mọi ngành nghề trong xă hội Ḥa Lan; kể cả trong quân đội, đă có một bác sĩ đại tá người Ḥa Lan gốc Việt tỵ nạn.
Xe đạp và người Ḥa Lan Khi đến Ḥa Lan, h́nh ảnh đầu tiên nh́n thấy trên đường phố là ... xe đạp, đủ loại, đủ kiểu, những kiểu chỉ có ở Ḥa Lan, với phần ngăn chở trẻ em hay hàng hóa. Dù là nắng hay mưa, kể că lúc mưa to, nhiều người Ḥa Lan vẩn vượt qua đường phố trên lưng « con ngựa sắt hai bánh » trung thành, củ kỷ và đôi khi rỉ sét của họ. Chúng ta không thấy những chiếc xe đạp hào nhoáng, kỹ thuật tấn tiến, với sườn xe bằng titanium và hệ thống nhún; đúng vậy, người Ḥa Lan ưa chuộng xe đạp không bộ đổi tốc độ, củ kỷ, rỉ sét. Tại sao ? Bởi v́, thực tế và tiết kiệm đă thấm sâu vào mạch máu của người dân Ḥa Lan ! Xe đạp với động cơ điện trợ giúp, chỉ được sử dụng bởi người cao niên. Với 18 triệu xe đạp và 35.000 km đường, an toàn dành riêng cho xe đạp, nối liền các thành phố hoặc liên tỉnh, các băi đậu xe đạp miễn phí, hoặc băi xe đạp nhiều tầng chi phí nhẹ v,v...Ḥa Lan là thiên đường của xe đạp. Tôi gặp một số người Việt trẻ, du lịch Ḥa Lan, họ nói : « dân Ḥa Lan có vẻ nghèo, họ chỉ đi toàn xe đạp », tôi không biết phải trả lời họ thế nào, đành im lặng ! Chỉ thầm mong rằng Việt Nam được « nghèo » như họ. Nhớ lại đầu những năm 70 thế kỷ trước, các thành phố Ḥa Lan có những trạm xe đạp công cộng, ai cần cứ đến đó mượn miễn phí; dùng xong tră lại chổ củ hoặc tră một trạm khác. Sau này có thể v́ chánh phủ không tài trợ hay v́ quá nhiều người mượn mà « quên » tră lại nên không c̣n thấy các trạm xe đạp công cộng nữa !
Nh́n chung Ḥa Lan c̣n nhiều ưu điểm khác đáng cho chúng ta noi theo, nhưng bài viết có giới hạn, xin tạm ngưng nơi đây. Mong rằng Việt Nam rút tỉa các kinh nghiệm tốt, xấu của các quốc gia trên thế giới, để vạch cho ḿnh một hướng đi « dân giàu, nước mạnh trong luân lư và đạo đức »; như Nhật Bổn đă thực hiện từ gần ba thế kỷ qua, hay gần đây Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.
Nguyên Trí – Hồ Thanh Trước
|