Thuyền Nhân: nh́n quá khứ, nghĩ tương lai Đắc Khanh
Thời gian trôi thật nhanh, mới đó mà người Việt tỵ nan đă sống hơn 30 năm nơi xứ “Uất Kim Hương” này. 30 năm, một chặng đường dài, khi nh́n lại quá khứ cũng như khi nghĩ đến tương lai. Ban chủ biên thân gửi đến độc giả cái nh́n của lớp người tỵ nạn Việt Nam về cuộc sống nơi xứ người. Thế hệ thứ nhất Gặp gỡ anh chị Nguyễn Thanh Quang (81 & 75 tuổi), vượt biển t́m tự do vào tháng 2 năm 1981 cùng với 4 con nhỏ mà đứa con lớn nhất lúc ấy mới 12 tuổi. Gia đ́nh anh chị Quang đă may mắn được thương thuyền Ḥa Lan Smit Lloyd 12 vớt trên biển cả. Sau thời gian ngắn sống nơi trại tỵ nạn ở Singapore, gia đ́nh anh chị được đưa về Ḥa Lan định cư cho đến ngày hôm nay. Ở Ḥa Lan, anh Quang thường xuyên tham gia các sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại địa phương. Chị Quang được thu dụng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho các học sinh Việt Nam tại các trường tiểu học nơi thị xă anh chị cư ngụ. Anh chị Quang hiện được nghỉ hưu. Các con đă ra trường và đều có việc làm ổn định. Nh́n lại thời gian đầu tiên khi sống tại Ḥa Lan, anh Quang tâm t́nh như sau: ”Thời gian đầu tiên rất nhiều bỡ ngỡ khó khăn. Từ việc phải sử dụng một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ đến khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán. Sự cảm thấy lạc lơng trong môi trường mới, lại lo lắng cho tương lai con cái, cộng với nỗi buồn nhớ Quê Hương không lúc nào nguôi, đă là những trăn trở trong thời gian đầu tiên sống nơi đất lạ quê người.” Chị Quang tiếp lời: ”Nhưng với một hệ thống xă hội tốt đẹp tại Ḥa Lan, với sự tận t́nh giúp đỡ của những người bạn Ḥa Lan cùng với ư chí cố gắng làm hết sức ḿnh, gia đ́nh chúng tôi đă vượt qua những khó khăn trong việc hội nhập vào xă hội mới này.” Khi được hỏi về vấn đề giáo dục con cái trong môi trường xă hội mới này, anh chị Quang cho biết: ”Trong hoàn cảnh hiện tại, việc dạy dỗ con cái là một vấn đề khó khăn. Cha mẹ và con cái thuộc hai thế hệ khác nhau, quan niệm sống khác nhau do ảnh hưởng của hai nền văn hóa Đông và Tây. Do đó cách giáo dục trong gia đ́nh và ở học đường cũng như nếp sống ngoài xă hội có một số điểm trái nhau.” Với những kinh nghiệm đă trải qua, anh Quang nghĩ rằng để có sự ḥa hợp giữa cha mẹ và con cái không phài là dễ. “Chúng ta cố gắng quan tâm đến con cái ngay từ khi các cháu c̣n nhỏ, dùng t́nh thương để khuyên dạy con, tập cho con có ư thức tự giác về bổn phận và tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đ́nh và xă hội. Với một xă hội hoàn toàn tự do tại đây, bậc cha mẹ phải là tấm gương tốt từ lời nói cho đến việc làm.” Chị Quang tiếp lời: ”Trong trường hợp xẩy ra bất đồng ư kiến giữa cha mẹ và con cái, th́ bậc cha mẹ nên chịu khó lắng nghe ư kiến của con, và đồng thời giải thích rơ ràng suy nghĩ của ḿnh để tạo sự thông cảm lẫn nhau. Có như vậy mọi việc mới được giải quyết dễ dàng.” Khi nhắc đến quê hương, anh Quang nói: ”Quê hương là nơi có mồ mả ông cha, làm sao không nhớ không thương. Nhưng chúng tôi không nghĩ đến trở về Việt Nam sinh sống v́ đất nước ḿnh không có Tự Do, đây là điều quư giá mà bao nhiêu người trong chúng ta đă phải bỏ tất cả để ra đi và phải sống cuộc đời tha hương như ngày nay.” Chị Quang nhỏ nhẹ tiếp lời: ”Hơn nữa, chúng tôi không thể nào sống xa các con cháu của ḿnh được.” Nhận định về việc xây dựng Tượng Đài Thuyền Nhân, anh chị Quang nhận thấy việc làm này rất hợp lư và cần thiết. “Đó không những là biểu tượng của Tự Do mà cũng là để chúng ta thành kính tri ân chính phủ và dân tộc Ḥa Lan đă cưu mang chúng ta, tri ân những người bạn Ḥa Lan giàu ḷng nhân ái đă tận t́nh giúp đỡ chúng ta về mọi phương diện,” anh chị Quang cho biết. Mạn đàm cùng anh Trần Quốc Sủng Anh Trần Quốc Sủng năm nay 73 tuổi, hiện nay cư ngụ cùng ǵa đ́nh tại ‘s-Hertogenbosch. Anh Sủng vượt biển rời Việt Nam một ḿnh vào năm 1980. Hai năm sau anh đoàn tụ với vợ và 5 người con. Hiện này các con anh đều đă trưởng thành, đă lập gia đ́nh và tất cả đều có công ăn việc làm vững chắc. Nh́n lại quăng đường dài 34 năm sinh sống ờ Ḥa Lan, anh Sủng đă đóng góp rất nhiều cho sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại đây. Anh sinh hoạt thường xuyên với Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Ḥa Lan. Anh là thành viên không thể thiếu trong sinh hoạt của Hội Gia Đ́nh Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa. Đối với Hội Phật Giáo Việt Nam tại Ḥa Lan anh Sủng là một khuôn mặt quen thuộc với các em trong Gia Đ́nh Phật Tử Chánh Tín. Anh là một người năng động trong các buổi sinh hoạt, lễ Tết tại Chùa Vạn Hạnh. Với tuổi đời 73, cuộc sống gia đ́nh ổn định và hơn 34 năm sống nơi xứ lạ quê người, anh vẫn chưa hoàn toàn hội nhập được với xă hội mới này. Có sự dị biệt giữa hai nền văn hóa, thêm vào đó khí hậu khắc nghiệt không thích ứng với người lớn tuổi. Anh nghĩ rằng thế hệ con cháu sẽ dễ dàng hội nhập vào xă hội hiện tại hơn là thế hệ của anh. Anh Sủng cũng nhận thấy việc giáo dục con cái trong thời gian đầu mới đến thật khó khăn. Anh nói: ”Ngay bậc cha mẹ chưa nắm vững được nền giáo dục, đời sống xă hội và các phong tục tập quán của người bản xứ, th́ làm sao có thể định hướng việc học cho con em ḿnh một cách chính xác.” Anh nhận định tiếp: ”May mắn thay, do tinh thần chăm chỉ, hiếu học của người Việt Nam nên đa số các con em đều thành công trên đường học vấn, thành đạt trong ngành nghề và có công việc làm vững chắc, và chắc chắn các bạn trẻ sẽ dễ dàng hội nhập vào xă hội hiện tại. Tuy vậy một ưu tư của bậc cha mẹ là làm thế nào cho con em ḿnh, mặc dù sống trong xă hội Âu - Mỹ, vẫn ǵn giữ được nền văn hóa dân tộc Việt, tiếng Việt, biết được tôi là ai? Tại sao tôi ở đây? Đó là những câu hỏi đang làm giới phụ huynh nhức nhối.” Đối với thế hệ tiếp nối, anh Sủng có lời nhắn nhủ: ”Chúng ta đă nhận nơi đây là quê hương thứ hai, dĩ nhiên ta phải sống hiền ḥa, thân ái và tích cực phục vụ cho xứ sở này. Nhưng cũng đừng quên cội nguồn dân tộc, quê hương đất nước, nơi mà ông cha ta đă sinh ra, xây dựng và ǵn giữ tồn tại cho đến ngày hôm nay.” Khi được hỏi về việc về thăm quê hương, anh Sủng nói: ”Về Việt Nam thăm ông bà, cha mẹ, thân nhân là việc nên làm. Nhưng về để làm ăn, sinh sống th́ nan giải lắm. Tốt nhất, trong t́nh thế hiện tại Việt Nam vẫn c̣n bị thống trị bởi chế độ Cộng Sản th́ không nên về.” Đề cập đến kế hoạch Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân, anh Sủng nhận định tất cả thuyền nhân chúng ta cần tích cực vận động tham gia và đóng góp công sức cho kế hoạch này sớm hoàn thành. Tâm t́nh cùng anh Đỗ Văn Bùi Anh Đỗ Văn Bùi, 70 tuổi, hiện cư ngụ cùng gia đ́nh tại Purmerend. Anh Bùi rời Việt Nam cùng với hai con nhỏ vào tháng 9 năm 1983. Phải đến 4 năm sau, vợ và con anh được qua Ḥa Lan đoàn tụ. Ngày nay các con anh đă có gia đ́nh và ở riêng. Ngay trong những ngày đầu định cư tại Ḥa Lan, anh Bùi đă tham gia các sinh hoạt xă hội cũng như cộng đồng. Từ sinh hoạt trong giáo xứ ở thị xă đến việc tham gia các sinh hoạt cộng đồng tại địa phương. Trong những năm 1992-1996 anh là phối trí viên cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Ḥa Lan. Sau đó anh làm việc cho 2 trường tiểu học và nhà hưu dưỡng tại thị xă Purmerend. Tháng 5 năm 2010, anh nghỉ hưu và hiện nay anh sinh hoạt trong giáo xứ Ḥa Lan tại thị xă. Như những người đồng tuổi, anh Bùi nhận thấy ngôn ngữ là trở ngại khó khăn nhất trong việc giao tiếp với người bản xứ. Anh Bùi tâm t́nh: ”Ngôn ngữ cũng là trở ngại lớn trong việc hội nhập vào xă hội mới này. V́ lư do ngôn ngữ không được lưu loát, chỉ giao tế b́nh thường, nhưng đi sâu vào chi tiết cuộc sống th́ khó mà đi vào được.” Anh Bùi nhấn mạnh: ”Có thể nói: Không thể hội nhập như người bản xứ được.” Mặc dù các con anh ngày nay đă trưởng thành, nhưng khi nh́n lại sự giáo dục con cái trong thời gian qua th́ không phải là việc dễ dàng. Anh Bùi nói: ”Kinh nghiệm cho thấy lấy tiếng Việt làm gốc để truyền thụ và dạy bảo con cái th́ đứa trẻ lại dễ thành công trên đường học vấn.” Với kinh nghiệm trên anh Bùi có hai suy nghĩ gửi đến các bạn trẻ: “Đối với cha mẹ c̣n trẻ, nếu không nói được tiếng Ḥa Lan nhuần nhuyễn th́ không nên nói với con bằng tiếng Ḥa Lan. Kinh nghiệm cho thấy phần đông trẻ em Việt Nam được cha mẹ nói chuyện bằng tiếng Ḥa Lan, đa số các em này lại thất bại trong việc học và có tŕnh độ học vấn rất thấp.” Đối với các bạn trẻ, nhất là các em sinh tại đây: ”Các em phải cố học cho giỏi để có một tương lai tốt trong xă hội ḿnh đang sống. V́ chúng ta không phải là người bản xứ nên ngoài địa hạt văn hoá, chúng ta rất khó mà ngoi lên được ở các địa vị khác.” Khi hỏi về việc thăm viếng Việt Nam, anh Bùi khẳng định: ”Tôi không có ư nghĩ trở về thăm viếng Việt Nam, chứ chưa nói về để sinh sống tại nơi đó v́ tôi là người trốn thoát cộng sản để t́m đến tự do. Tôi sẽ trở về thăm quê hương khi nào Việt Nam không c̣n cộng sản.” Khi được hỏi về dự án xây dựng Tượng Đài Thuyển Nhân, anh Bùi có những tâm t́nh như sau: ”Văn hóa Việt Nam là ḷng nhớ ơn. Nhớ ơn, biết ơn ai th́ phải có lời cám ơn. Việc xây dựng tượng đài thuyền nhân ờ Ḥa Lan là việc rất nên làm. Chúng ta từ thủa ban đầu được tiếp nhận là do vượt biên đến xin tỵ nạn chính trị.” Thế hệ tiếp nối Người bạn trẻ đầu tiên VNNS tiếp xúc là Nguyệt Tú. Nguyệt Tú, 25 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Ḥa Lan, hiện cư ngụ tại Leiden. Nguyệt Tú theo học tại TU Delft, ra trường cuối năm 2012 và hiện nay đang làm việc như một consultant. Trước đây Nguyệt Tú đă cùng với một số bạn trẻ Việt Nam tổ chức một vài sinh hoạt văn hóa dân tộc trong mục đích giới thiệu văn hóa Việt Nam đến người bản xứ cũng như giới trẻ Việt Nam. Lúc c̣n bé, Nguyệt Tú cũng thường được đi theo bố mẹ tham gia các sinh hoạt của người Việt tại Ḥa Lan. Ngoài những sinh hoạt trên, trong thời gian học, Nguyệt Tú cũng đă tham gia các sinh hoạt với hội đoàn Ḥa Lan liên quan đến đại học. Nói về sự khác biệt về văn hóa và đời sống giữa người Việt Nam và Ḥa Lan, Nguyệt Tú có nhận xét: ”Lối sống của người Việt Nam tại Ḥa Lan có khác với người Ḥa Lan và ngay cả với người Việt Nam tại quê nhà. Là một người Việt Nam sống ở Ḥa Lan, Tú có dịp học hỏi được cả hai nền văn hóa, nhờ vậy đă có thể chọn lọc được những cái hay của cả hai để ứng dụng cho chính ḿnh, chẳng hạn như món ăn ngon, cách cư xử tốt hoặc những sinh hoạt vui chơi.” Nguyệt Tú nghĩ rằng một sinh hoạt chung cho giới trẻ Việt Nam là điều tốt v́ đó là dịp để gặp gỡ lẫn nhau. Tuy nhiên theo Nguyệt Tú: ”Nếu giới trẻ Việt Nam muốn sinh hoạt với nhau th́ họ sẽ tự làm điều đó và không nghĩ là cần thế hệ lớn tuổi hơn gây dựng cho.” Nguyệt Tú nói tiếp: “Việt Nam là nước có thiên nhiên và văn hóa đẹp. Tuy nhiên Tú không thấy có nhu cầu để về Việt Nam sinh sống v́ đă quen với cuộc sống nơi đây.Thêm nữa v́ bố mẹ đă trải qua bao nhiêu khó khăn nguy hiểm để có được một cuộc sống tự do nơi đây”. Trả lời câu hỏi về dự án xây dựng Tượng Đài Thuyền Nhân, Nguyệt Tú cho rằng đây là một kế hoạch hay. Với tượng đài thuyền nhân, người Việt Nam cũng như người Ḥa Lan sẽ hiểu được và nhớ lại lư do tại sao ḿnh phải bỏ nước ra đi. Người bạn trẻ thứ hai VNNS gặp gỡ là Phi Yến. Phi Yến năm nay 22 tuổi và hiện cư ngụ tại Rotterdam. Cũng như Nguyệt Tú, Phi Yến sinh ra và lớn lên ở Ḥa Lan. Phi Yến đang theo học tại Rotterdam School of Management, Erasmus Universiteit. Phi Yến rất năng động, ngoài những sinh họat trong cộng đồng người Việt tại Ḥa Lan, Phi Yến c̣n sinh hoạt với hội đoàn quốc tế như UNICEF. Trong sinh hoạt hàng ngày, Phi Yến đă thấy được một vài khác biệt về văn hoá và đời sống giữa người Việt Nam và người Ḥa Lan. Phi Yến nói: ”Khác biệt thấy rơ nhất là giáo dục gia đ́nh. Đối với người Việt Nam, gia đ́nh là quan trọng, c̣n ngựi Ḥa Lan lại coi cá nhân quan trọng hơn.” Ngoài ra vấn đề ăn uống và sinh hoạt tôn giáo cũng là những khác biệt. Tuy nhiên Phi Yên không thấy khó khăn khi sống trong một gia đ́nh Việt Nam giữa xă hội Ḥa Lan. Khi nghĩ về đất nước Việt Nam, Phi Yến nói: ”Mặc dù sinh ra tại Ḥa Lan, Phi Yến vẫn nghĩ Việt Nam là quê hương thứ hai. Phi Yến mong muốn thấy Việt Nam được tốt đẹp và tự do.” Phi Yến cũng mong sao kế hoạch xây dựng tượng đài thuyền nhân được mau chóng thành công. “Đó là biểu tượng cho nguồn gốc của người Việt Nam tại Ḥa Lan,” Phi Yến phát biểu. |