Nồi bánh chưng chùa Vạn Hạnh
Bánh chưng trên bàn Phật trong ngày Hội Tết Đinh Dậu 2017 (H́nh: Quảng Pháp)
Ngày cuối năm, những Phật tử và bà con đến chùa Vạn Hạnh để cùng tưởng nhớ đến tiền nhân trong Lễ Tổ Tiên và đón giao thừa, được thưởng thức hương vị miếng bánh chưng chay c̣n ấm. Đây là một món đặc biệt của chùa Vạn Hạnh Ḥa Lan, và được nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên, ít ai biết rơ lai lịch những chiếc bánh chưng này. Khởi đầu từ một ước muốn Trong một buổi sinh hoạt của Nhóm Thực Tập Chánh Niệm (thường được gọi là Nhóm Thiền) vào một chủ nhật năm 2004, trong bữa cơm trưa, Thầy Thích Minh Giác có nói về những sửa soạn cho Ngày Tết Nguyên Đán. Thầy nói, đại ư, là hàng năm có một Phật tử thành tâm mang tới chùa cúng một thùng bánh tét. Thầy ước ao phải chi có được chiếc bánh chưng, bởi bánh tét và bánh chưng đă thành một cặp bánh truyền thống, tượng trưng Bắc Nam một nhà. Mọi người tán thưởng ư hay, nhưng khởi đầu làm sao đây? Mọi người đưa mắt hỏi nhau, dường như cùng một ư: làm sao đây? Đặt mua, nơi đâu? Tự gói, ai làm, ai nấu? May mắn, với kinh nghiệm nhiều năm gói bánh cho gia đ́nh, tôi đứng ra nhận gói, và nói là cách tốt nhất là gói và nấu tại chùa. Lư do theo tôi là: nếu gói ở nhà ít nhiều sẽ có chung đụng không thể tránh giữa những dụng cụ nấu chay và mặn, và thứ hai là chùa sẵn có phương tiện nấu nướng tập thể. Thế là mọi chuyện được thông qua nhanh chóng, chuyện vật liệu không khó v́ thực tế bỏ của dễ hơn bỏ công, hơn nữa Nhóm TTCN đă lấy ngay quyết định là nhóm sẽ trích tiền quỹ (thu được do đóng góp trong mỗi kỳ sinh hoạt) để mua vật liệu, Thầy Minh Giác thêm vào là chùa sẽ lo chuyện gas. Phải chi mọi kế hoạch đều thành h́nh nhanh như vậy th́ hay biết bao. Những chiếc bánh đầu tiên Tết Ất Dậu (2005) là Tết Nguyên Đán đầu tiên chùa Vạn Hạnh có nồi bánh chưng riêng. Khi đó gạo và đậu được ngâm tại nhà đêm trước, lá chuối lau rửa tại chùa. Năm đó dường như nấu 8kg nếp, v́ không rơ chiếc nồi lớn nhất chứa được bao nhiêu. Khi đó nhiều nhà gói bánh c̣n dùng giấy nhôm cho chắc ăn, sau khi bàn bạc tôi quyết định dùng nửa nhôm nửa lá chuối, mặc dù bánh khá lớn (20 x 20cm). Hai Thầy Minh Giác và Thông Trí rất vui, chưa bao giờ thấy gói bánh chưng và cũng không biết phải nấu ra sao, nên thường xuống nhà bếp xem và hỏi chuyện. Năm đó, đâu cỡ 5 giờ chiều mới bắc nước lên, nấu trong nhà kho sau chùa. Sau khi dặn ḍ quư Thầy những chuyện cần làm, nước châm ra sao… ngồi trong xe trên đường về giữa tiết trời buốt giá tôi quá ái ngại cho Thầy nửa đêm phải thức dậy châm nước vớt bánh. Tuy nhiên tôi không có cách nào khác, v́ c̣n những bổn phận trong gia đ́nh phải lo trong dịp cuối năm. Gặp lại trong ngày Hội Tết, Thầy Minh Giác vui vẻ cho biết là những chiếc bánh rất ngon, Thầy sẽ tặng cho những vị đến thuyết pháp, và cho những người thường xuyên công quả trong chùa. C̣n lại một số bánh, Thầy cất trong tủ đá để dành. Trở thành thông lệ Qua năm đầu, rút kinh nghiệm, mỗi lần có thể nấu 10kg nếp, và khi đó tôi quyết định dùng toàn lá, th́ chẳng c̣n cách nào hơn là phải rửa lá ở nhà để thu ngắn thời gian. Những ngày gói bánh phải là những ngày cận Tết, những ngày đó đôi khi có người tới lo bông trái, các em trong Gia Đ́nh Phật Tử tới chùi lư và đèn, mọi người giờ được coi tận mắt cách gói bánh và làm sao cho bánh đẹp, v́ nó không đơn giản. Mất chút giờ giải thích, bù lại tôi học được cách gói bánh tét. Khi xét về mặt cấu trúc bánh tét – cũng như bánh chưng – tôi rất ngạc nhiên thấy ông bà chúng ta qua kinh nghiệm đă nghĩ ra cách gói bánh hiện nay với những kết hợp về lực tưởng như sơ sài nhưng thực ra rất chặt chẽ. Đôi lần có những chị t́nh cờ tới thăm chùa, mang theo bánh mứt, nhân sẵn lá đó, mấy chị làm vài thứ bánh bột cho ăn, cũng thấy ấm ḷng. Sau này có chị Phương Lan (pd. Nguyên Hương) nhận một phần lá, đậu và phụ gói, công tác đă trở nên nhẹ nhàng hơn, và thường là chừng 2 - 3 giờ chiều đă lên ḷ. Chị Phương Lan có ư kiến cho thêm chả lụa chay để ăn cho đỡ ngán. Thầy Minh Giác ngần ngại, v́ nghĩ là nếu có thêm chả lụa chay bánh sẽ mau thiu. Thực t́nh quư Thầy lo xa. Bánh nếu gói đúng, nấu đúng, có thể để trên 10 ngày trong pḥng mà không sợ hư. Năm Canh Dần (2010) là năm đầu tiên nửa số bánh có nhân chả lụa để cho quư Thầy và mọi người so sánh, và từ đó về sau gần như tất cả bánh đều có nhân chả lụa, tức đủ 5 lớp. Mấy Thầy không c̣n sợ bánh thiu nữa, v́ vị Phật tử thường cúng bánh tét đă ngưng làm, và giờ th́ quư Thầy lấy bánh chưng ra cho đại chúng ăn trong dịp đón giao thừa. Nhờ gặp dịp, chùa mua được chiếc nồi lớn hơn, và do đó lượng nếp sau này cũng tăng lên, thành 12kg. Mỗi lần tới chùa gói bánh, trong khi nói chuyện, quư Thầy thường nói một bài pháp ngắn, hay giải đáp những thắc mắc về Phật pháp, và Thầy Minh Giác thường nấu bữa trưa đơn giản cho chúng tôi ăn. Mặc dầu chúng tôi hết sức ngăn, sự ngược đời, nhưng Thầy dứt khoát không chịu. Đây đúng là cái duyên cả đời người khó gặp. Cũng như quư bà con, khi ăn miếng bánh chưng trong giờ giao thừa, chắc không mấy ai biết được bánh này do quư Thầy trụ tŕ chùa Vạn Hạnh tự nấu, một điều hiếm có trong sinh hoạt Phật giáo Việt Nam (hải ngoại cũng như trong nước). Thầy Minh Giác nấu, nhưng bản thân Thầy không dám ăn nhiều, v́ nếp làm đường máu tăng rất nhanh, thầy cữ.
Lần gói bánh chưng cuối cùng tại chùa Vạn Hạnh Nederhorst den Berg (H́nh: Nguyên Hương) Từ chùa cũ sang chùa mới Năm Ất Mùi (2015), khi mang vật liệu tới gói bánh, Thầy Minh Giác cho biết Thầy phải đi lên chùa mới (khi đó c̣n xây dang dở) để lo công chuyện. Chúng tôi quyết định đi theo. Một phần v́ bếp nơi chùa mới rộng răi hơn, nhưng lư do chính là chúng tôi không muốn quư Thầy phải chịu cực, trong cái lạnh cắt da mùa đông, phải ra nhà kho châm nước, vớt bánh mang vô chùa và dằn. Năm nào may mắn có người tới, th́ c̣n nhờ phụ được. Nhưng không phải năm nào cũng gặp may mắn… Chùa mới, gần nơi có nhiều người Việt ở, chắc chắn sẽ gặp nhiều may mắn hơn. Quả thực vậy. Chúng tôi cũng gặp may, từ Tết năm Bính Thân (2016) có anh Măo (pd. Minh Đức) tới phụ gói, và nhờ thế năm Đinh Dậu (2017) có thể đảm đương 15kg nếp mà vẫn thong thả. Giờ đây, bánh đă được nấu trong khoảng bếp thoáng mát và nhiều tiện nghi hơn chùa cũ nhiều. Từ khi chuyển sang chùa mới, anh Chấn (pd. Quảng Hưng) năm nào cũng túc trực coi “củi lửa” suốt buổi. Canh nước, vớt bánh ra và dằn cho bánh “dẽ”, phần việc vất vả này coi như giờ có người phụ trách. Quư Thầy có được thêm thời gian rảnh xem kinh, tụng niệm… Mọi sự đều phải tiến triển theo nhịp xă hội. Nơi chùa mới, những bà, cô phụ bếp giờ đă có đồng phục, mang bao tay, đội mạng che tóc… Mọi thứ đều xếp gọn gàng, qui củ hơn trong những ngăn tủ có dán nhăn. Nhưng nói cho ngay, nhiều khi tôi thấy nhớ khung cảnh những ngày giáp Tết nơi chùa cũ, có một cái ǵ đó rất gia đ́nh, ấm áp. Suốt hơn mười năm gói bánh cho chùa, chỉ trừ năm nay v́ Phật sự, Thầy không có nhà. Nhưng, theo như thông lệ, trong khi chờ nước sôi mấy dạo cho chắc, chúng tôi ngồi bàn chuyện thế sự. Trong những ngày này, cả thế giới đều nhắc tới “ông Trùm” (TT Hoa Kỳ Donald Trump). Chúng tôi cũng vậy, để cuối cùng tới một bế tắc: mộng bá chủ thế giới của một quốc gia phải chăng luôn gắn liền với hành động Bất Thiện? Khi đó, tôi rất nhớ những năm xưa, phải chi Thầy có mặt th́ sẽ được nghe một lời giảng cao quư. Mọi chuyện đều có sinh và diệt. Nồi bánh chưng chùa Vạn Hạnh cũng vậy, không tránh được. Nhưng thật tốt đẹp nếu truyền thống này vẫn c̣n được duy tŕ và phát triển thêm. Tất cả đều tùy thuộc vào ước vọng của những người thường lui tới cửa chùa Vạn Hạnh. Nguyễn Hiền
|