Những đoản văn do Ngô Thụy Chương viết

***

Bàn tay Mẹ, bài học con

Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên cho một công ty lớn.
Anh ta vừa xong buổi phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc muốn phỏng vấn anh ta lần cuối để quyết định nhận hay không nhận chàng thanh niên này.
Viên giám đốc nhận thấy trong học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ trung học đến bậc đại học, đều xuất sắc. Năm học nào mà anh ta cũng hoàn thành một cách tuyệt vời.
Viên giám đốc hỏi
:

“Anh đă được học bổng nào của trường?”

Chàng thanh niên đáp: “Thưa không.”
Viên giám đốc hỏi
tiếp:

“Thế cha anh trả học phí cho anh đi học?”

Chàng thanh niên đáp:

“Thưa, Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí.”
Viên giám đốc lại hỏi
:

“Mẹ của anh là việc ở đâu?”
Chàng thanh niên đáp
:

“Mẹ tôi làm việc giặt áo quần”.

Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay cho ông ta xem. Chàng thanh niên đưa hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo của chàng cho ông giám đốc xem.
Viên giám đốc hỏi
:

“Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?”
“Chưa bao giờ, mẹ luôn bảo tôi lo học và
đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.
Viên giám đốc dặn ch
àng thanh niên:

“Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở về nhà, anh hăy lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi.”
Đến lúc ấy, chàng thanh niên linh cảm anh sẽ được nhận công việc này. Về đến nhà, chàng ta sung sướng khoe với mẹ, và xin được cầm lấy đôi bàn tay và lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Mẹ chàng cảm thấy có ǵ đó khác lạ, sung sướng, nhưng với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi b
àn tay cho con trai xem.

Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Đây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới khám phá đôi tay mẹ ḿnh, đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đă rùng ḿnh khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đă giúp trả học phí cho chàng.
Những vết bầm trong tôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả cho ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ, chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần c̣n lại của mẹ.
Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.
Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới gặp ông giám đốc.
Viên giám đốc c̣n thấy được những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của ch
àng thanh niên, và hỏi:

Anh có thể cho tôi biết những ǵ anh đă làm và đă học được hôm qua ở nhà không?”
Chàng thanh niên khẽ đáp:

Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần c̣n lại.”

Viên giám đốc hỏi:

Cảm tưởng của anh ra sao?”
Chàng thanh niên
đáp:

Thứ nhất, bây giờ tôi hiểu thế là ư nghĩa của ḷng biết ơn; không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ư thức rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi hiểu sâu xa được tầm mức quan trọng và giá trị của quan hệ gia đ́nh.”
Viên giám đốc nói
:

Đây là những ǵ tôi muốn t́m kiếm nơi người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đở của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Anh được nhận.”


Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên tŕ và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày được nhiều cải thiện.

Thưa các bạn. Một đứa bé, được che chở và có thói quen muốn ǵ đước nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lư đặc quyền” và nó sẽ luôn luôn nghĩ đến ḿnh trước. Nó sẽ thờ ơ về các gian khổ của cha mẹ trong thời gian nuôi dưỡng nó thành người.
Khi làm việc, anh ta nghĩ rằng mọi người phải vâng lời anh, và khi trở thành một quản trị viên anh ta có thể sẽ không bao giờ cảm thông sự khó nhọc,chịu đựng của các nhân viên dưới quyền và luôn đổ thừa cho người khác.

Đối với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưng thật sự trong đời họ sẽ không bao giờ họ có cơ hội cảm nhận được ư nghĩa của thành tựu. Anh ta sẽ cằn nhằn, ḷng chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho chính ḿnh.

Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy t́nh thương của cha mẹ hay là đang tàn phá chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển tối đa tính ích kỷ vô nhân?
Bạn có thể cho con cái sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng… Nhưng khi chúng ta làm vườn, xin bạn vui ḷng cho chúng cùng làm việc đó. Sau bữa cơm, hăy để chúng rửa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải v́ các bạn không
có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi v́ bạn nên thương con đúng cách.

Bạn muốn chúng hiểu rằng, bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày kia tóc họ cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học để hiểu biết hơn về thái độ chân thành của một con người sống trên đời, và tự khả năng của chúng cùng làm việc với những người khác để hoàn thành công tác mà chúng gặp phải trong cuôc sống.

(Dịch từ Story of Apprecication: Clean Your Mother’s Hands)

 

T́nh bạn muôn thuở

Hồn có nguyên trinh màu trắng cũ
Môi hồng vẫn thắm thuở ban đầu
Không dưng ḷng rộn niềm ao-ước
Nhưng biết ai c̣n nhớ đến nhau. (Nhất Tuấn)

Nếu được hỏi trong cuộc đời chúng ta, thời gian nào lưu giữ nhiều kỷ niệm nhất, có lẽ phải trả lời là “thuở học tṛ”.

Thật vậy, có một lúc nào đó chợt nhớ về quá khứ, h́nh ảnh của thời niên thiếu bỗng hiện về trong tâm tưởng. H́nh ảnh mái trường thân yêu hiện rơ với bao bạn bè chung quanh, với tiếng cười đùa vang dội, với những ngày cùng sánh vai trên sân trường ngập nắng, dưới hàng cây phượng đỏ. Không có quăng đời nào trong trắng và hồn nhiên như tuổi học tṛ, không có quăng đời nào chúng ta có những người bạn thân thiết như thời gian ngồi cùng lớp học. Có thể chúng ta là những người bạn học chỉ một hai năm rồi chia tay, nhưng cũng có thể là những người bạn suốt cuộc đời. Trong tuổi học tṛ, ta có t́nh bạn vô tư, không tính toán, những t́nh bạn cho nhau mà không cần nhận lại, t́nh bạn muôn thuở, t́nh bạn thủy chung.

Làm sao quên được những th́ thầm to nhỏ kể cho nhau nghe tất cả chuyện vui buồn trong cuộc sống. Làm sao quên được những ngày cùng nhau miệt mài sách vở khi mùa thi đến, cùng hồi hộp chờ đợi kết quả kỳ thi, cùng ôm nhau cười hớn hở khi thi đậu, hay buồn bă khi người bạn thân thiết chẳng may không qua được kỳ thi. Làm sao quên được những bịn rịn luyến lưu mỗi độ hè về phải chia tay nhau suốt ba tháng. Làm sao quên được những cuộc hẹn ḥ, những lời tỏ t́nh nhẹ nhàng trong trắng của tuổi xuân th́.

Thương em xé vở học tṛ

Đêm khuya cắn bút làm thơ tỏ t́nh (Đoàn Bằng Hữu)

T́nh bạn của thuở học tṛ chính là những đóa hoa làm tươi thắm cuộc đời, là ánh trăng thơ mộng thi vị hóa cuộc sống mỗi chúng ta. Những cái tên và những khuôn mặt bạn hữu ấy đă hằn sâu trong kư ức chúng ta, không bao giờ quên được. Một lúc bất chợt nào đó, những kỷ niệm ấy lại hiện về, mang cho ta bao luyến thương và xao xuyến.

Rồi cuộc đời thay đổi, đất nước chiến tranh, bao lớp thanh niên phải trả lại giấy mực cho mái trường thân yêu. Họ khoát lên người chiếc áo chiến y, theo gương người xưa, giang tay bảo vệ quê nhà. Trong cuộc đời quân ngũ, nay đây mai đó, lấy đơn vị là nhà, lấy đồng đội là bạn, họ cùng nhau vào sanh ra tử, vui cùng hưởng, khổ cùng chia. Định mệnh đă đưa đẩy họ đến gần nhau, quư mến nhau và quyết ḷng bảo vệ cho nhau. Họ thương yêu nhau chẳng khác anh em ruột thịt, lo cho nhau hơn cả gia đ́nh. Có niềm vui nào hơn, sau một cuộc hành quân, tất cả toàn vẹn trở về. Có đau thương nào hơn, khi buổi sáng c̣n chia nhau điếu thuốc, cùng ngồi bên nhau uống ly cà phê, buổi chiều nghe tin bạn đă vĩnh viễn ra đi. T́nh bạn trong đời lính là t́nh chiến hữu, t́nh đồng đội. T́nh thương ấy chỉ những ai đă trải qua những giờ phút sống chết căng thẳng của chiến tranh và lửa đạn mới thấu hiểu hết ư nghĩa.

Bạn ạ, nếu có lúc nào ngồi kiểm điểm lại cuộc đời, có lẽ chúng ta đă biết bạn bè ai c̣n ai mất. Và giờ đây, có lẽ chúng ta cũng đă nghiệm được rằng nếu đă có một người bạn, th́ hăy giữ ǵn t́nh bạn cho bền chặt măi măi. Đừng để những khác biệt nhỏ nhặt hay những lời thị phi vu vơ làm tan vỡ t́nh bạn. Hăy thật ḷng với nhau, hăy trân quư nhau, bởi t́nh bạn chính là những món quà vô giá cuộc đời dành cho chúng ta vậy.

 

Quê nhà ở đâu


mùi rau, hương cỏ chiều qua
thót ḿnh...
chợt hỏi quê nhà ở
đâu?
(Doăn Quốc Vinh)

Có một lúc nào đó bỗng dưng chúng ta chợt nhận ra đă hơn 30 năm ta sống nơi xứ sở của hoa tu lip này. Hơn 30 năm xa xứ, chắc hẳn cũng là lúc những người tỵ nạn chúng ta tự hỏi quê hương ta ở đâu? Bên này hay bên đó? Quê nhà ta ở đâu? Nơi đây hay vùng đất xa xôi?

30 năm dù chưa đủ lâu so với chiều dài trang sử Việt, nhưng hơn 30 năm sống nơi xứ người, một vùng đất tưởng như tạm dung đă dần dần trở thành miền đất hứa. Người Việt chúng ta đă và đang gieo mầm sống nơi đây cho ḿnh và các thế hệ sau.

Cuộc hải hành vạn lư của những thuyền nhân Việt Nam đă trở thành lịch sử. Cuộc hành tŕnh đầy sóng gió nguy hiểm đó là một ấn tích muôn đời cho người Việt, một biểu tượng của tự do và như một lời tuyên bố khẳng định đến toàn thế ǵới: “Chúng tôi muốn sống trong tự do”. Ấn tích này sẽ được ghi dấu bằng “Tượng Đài Thuyền Nhân” mà Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Ḥa Lan đang phát động.

Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, ta vẫn có thể kể măi những câu chuyện thuyền nhân thương tâm và đầy nước mắt. Nhưng thời gian trôi nhanh, kư ức như dừng lại, bóng dáng quê nhà từ từ phai nhạt và h́nh ảnh cuộc sống hiện tại như con đường dẫn đến căn nhà thân yêu hay khu vườn nhỏ sau nhà, là những h́nh ảnh hiện rơ nhất trong ta. Đối với thế hệ thứ nhất, quê hương vẫn là giải đất h́nh chữ S nằm bên bờ Thái B́nh Dương. Những điệu ru câu ḥ, ngôi trường cũ thân yêu, gịng sông hiền ḥa uốn khúc nơi quê nhà vẫn là những h́nh ảnh muôn đời trong tâm khảm. Nhưng những thế hệ nối tiếp th́ bờ hồ Ijsselmeer, công trường Dam Amsterdam, băi biển Scheveningen hay vườn hoa Keukenhof lại là những địa danh quen thuộc và gần gũi hơn.


Chim có tổ, người có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn

Ai sinh ra đều có một quê hương. Dù sống bất cứ nơi đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ta vẫn luôn nhớ về đất mẹ, về nguồn gốc của ḿnh. Người Việt Nam lại có truyền thống kính nhớ tổ tiên. Dù sống xa quê hương chúng ta vẫn biết giữ ǵn phong tục, tập quán quê nhà, thêm vào đó lại chịu khó học hỏi cái hay của xứ người để thích ứng với cuộc sống mới. Những ngày lễ Tết được tổ chức hàng năm, những tâp quán hay được giữ ǵn, sẽ là những truyền thống tốt đẹp để truyền giao cho các thế hệ nối tiếp. Được như vậy, dù các thế hệ sau có sống nơi xứ người, vẫn t́m thấy bóng dáng quê hương.

Tượng đài thuyền nhân chắc chắc cũng sẽ là tụ điểm cho thế hệ mai sau trong ư niệm t́m về cội nguồn, nhận ra nguồn gốc của chính ḿnh. Chúng ta sẽ ấm ḷng biết bao khi một ngày nào đó có người tuổi trẻ Việt Nam đứng bên tượng đài thuyền nhân và tự hào kể với người bạn rằng: “Ngày xưa, ông bà tôi, cha mẹ tôi đă vượt biển trên con thuyền nhỏ mong manh, bất chấp nguy hiểm, để t́m đến tự do…”.

 

Văn Tế Thuyền Nhân Tử Nạn

Thủa trời đất nổi cơn gió bụi,*

Bao gia đ́nh gặp cảnh tang thương

Trời kia cao tận từng trên

Hỏi sao giặc cộng gây nên nỗi này

Nhớ linh xưa

Bên gia đ́nh bao năm êm ấm

Hạnh phúc cùng cha mẹ anh em

Thuận hoà cuộc sống êm đềm

Nông thôn thành thị, vui chào ánh dương

Trẻ thơ cất bước đến trường

Trau dồi kinh sử, bước đường công danh

Người người chí thú quanh năm

Tạo nên cuộc sống yên lành, ấm no

Nhưng than ôi

30 tháng Tư bẩy lăm đổ tới

Đám mây mù che phủ khắp quê hương

Tổ quốc thân yêu, thành băi chiến trường

Giặc tiến đến đâu, tan hoang đổ nát

Chúng ngông cuồng, bức hại dân ta

Chúng cướp của, cướp nhà, cướp đất,

Cướp cả giang san, cướp cả giống ṇi

Tiếng thét vang trời, nhân tâm ly tán

Ai thấu chăng, nỗi uất hận ngh́n thu

Mẹ già sức tàn, hai vai gánh vác

Nuôi đàn con, đàn cháu sống đơn côi

Vợ xa chồng, nơi rừng sâu tù tội

Con bơ vơ, không thấy mái trựng xưa

Ôi cuộc đời khổ nhục, kiếp sống thừa

Chúa Phật trên trời, niềm đau có thấu

Không thể được, không sống trong tủi nhục

Không cúi đầu, trước lũ giặc cuồng ngông

Ánh b́nh minh, rọi sáng trên không

Đường rong ruổi, liều thân vượt biển

Vượt thoát ra khơi, ḱnh ngư rẽ sóng

Bờ bến tự do mở rộng ṿng tay

Cơn sóng dữ, Biển ơi! Cơn sóng dữ

Sức đă cùng, ôi thân phận nhỏ nhoi

Thuyền con lạc lơng chơi vơi

Tan thành từng mảnh, bên trời biển đông

Mộng tự do, đổi bằng thân xác

Biển mênh mông, thành chốn mồ sâu

Thương ôi, bỏ lại t́nh nồng

Bỏ lại gia đ́nh, cha mẹ, anh em

Bỏ lại quê hương, mây mù giăng phủ

Bỏ lại bạn bè, của tuổi lớn khôn

Chí lớn chưa thành, đường trần đứt đoạn

Nợ tang bồng chưa trả đă xong

Thương thay thân phận bể dâu

Ngh́n sau tiếc nuối, ngh́n thu không nhoà.

Hôm nay 30 tháng tư hai ngàn mười sáu

Ngựi Việt tự do toàn nước Ḥa Lan

Cùng về đây tưởng nhớ hồn thiêng

Mong thân xác có nơi an nghỉ

Hỡi linh oan hiển

Vùi thân đáy biển hay núi rừng trùng điệp

Dù vất vưởng hay phảng phất nơi đâu

Hăy theo gió, theo mây về tụ hội

Nơi Tượng Đài uy dũng, dưới bóng cờ bay

Trầm hương thơm ngát toả quanh đây

Câu kinh, nhịp mơ, t́nh người, non nước

Hồn thiêng sông núi, một dạ sắc son

Một tấm ḷng thành của con dân Việt

Công danh phú quư như sương khói

Yên nghỉ ngàn thu với núi sông

Chúa Ba Ngôi trên cao nh́n xuống

Phật Từ Bi rộng mở ṿng tay

Tượng Đài lưu dấu hôm nay

Mong người bạc mệnh ngàn sau an lành

Thân có mất, nhưng tâm không mất

Đất nước ngàn đời, lịch sử khắc ghi.

------------------

* Bốn câu đầu lấy ư bài thơ Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn:

“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

Xanh kia thăm thẳm tầng trên,

V́ ai gây dựng cho nên nỗi này ?”

 

Quê hương và ta

Nhạc sĩ Chung Quân khi nghĩ về quê hương đă viết:”Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lơ lững vờn quanh, êm xuôi về Nam…”. Lời nhạc nhẹ nhàng nhưng diễn tả đầy đủ h́nh ảnh êm đềm của quê hương, gợi lại cho ta biết bao kỷ niệm luyến thương. Đối với người Việt tha hương, h́nh ảnh ấy lại đậm đà dịu ngọt hơn nữa khi nghĩ về quê nhà và bồi hồi nhớ đến những kỷ niệm xưa.

Miền Bắc với vịnh Hạ Long hùng vĩ, với núi Tản sông Đà đẹp như một bức tranh sơn thủy. Một thành Thăng Long ngàn năm văn vật c̣n in dấu bao chiến cộng oai hùng của dân tộc Việt.

Rồi miền Trung êm đềm cổ kính đă quyến rũ bao người khi dừng chân đến chốn kinh đô. Một người bạn văn, Tôn Nữ Nguyễn Ngọc Cần khi nói về Huế đă viết:”…thành phố có gịng sông Hương nước chảy êm đềm, như vải lụa uốn lượn quanh co, có núi Ngự B́nh văng vẳng tiếng thông reo khi gió nổi, có đền đài lăng tẩm, có nội thành cổ kính, có giọng nói đặc biệt có một không hai và những từ ngữ ... không ở mô có hết”. Đấy Huế đẹp và dễ thương như vậy đó, hỏi ai xa quê mà không nhớ.

Xuôi Nam bạn sẽ đến miền đất trù phú có những đồng lúa thẳng cánh c̣ bay, vườn cây trĩu nặng trái ngọt hương thơm, ḍng sông mầu mỡ phù sa giàu cá tôm đủ loại, có hàng dừa thẳng tắp bờ ao và tiếng ầu ơ giữa buổi trưa hè hay tiếng chuông chùa ngân vang trong buổi hoàng hôn.

Nhưng những h́nh ảnh đó giờ đây chỉ c̣n trong mộng tưởng. Kể từ khi đất nước bị thống trị bởi người cộng sản nhu nhược yếu hèn, quê hương ta đă và đang vỡ tan từng mảnh, chủ quyền tổ quốc bị đe dọa.

Hay nghe sau đây lời nhạc bi thiết của chàng nhạc sĩ trẻ Việt Khang để thấm thía niềm đau mất nước:

….

Giờ đây…Việt Nam c̣n hay đă mất?

Mà giặc Tầu ngang tàng trên quê hương ta?

Hoàng Trường Sa đă bao người dân vô tội

Chết ngậm ngùi v́ tay súng giặc Tầu.

Là một người con dân Việt Nam,

Ḷng nào làm ngơ trước ngoại xâm,

Người người cùng nhau đứng lên!

Đáp lời sông núi.

Nhưng lịch sử tự nó không thể lật sang trang mới, lịch sử chỉ có thể chuyển ḿnh do chính bàn tay của toàn khối dân Việt trong cũng như ngoài nước.

Độc lập, tự chủ không có nghĩa là trông chờ ngoại bang ban phát.

Dân chủ, tự do không phải là ngửa tay xin xỏ kẻ thù.

Đây chính là lúc những ngựi con yêu của tổ quốc hăy đoàn kết lại, sát vai nhau, tay nắm tay cùng quyết tâm đ̣i lại quyền sống cho dân tộc, mang lại tự do cho con người và cùng nhau xây dựng lại một quê hương thanh b́nh, hạnh phúc.

 

Thông điệp của t́nh thương

Hạnh phúc thay cho chúng ta từ khi mở mắt chào đời đă được nâng niu ôm ấp trong t́nh thương của Mẹ. T́nh thương ấy bao la như biển cả, hiền ḥa như ḍng sông và tỏa sáng như ánh trăng rằm.

Từ thuở bé thơ, mẹ lo lắng cho ta từng miếng ăn giấc ngủ. Mẹ không ngừng bảo vệ và che chở cho ta. Những giây phút sống bên Mẹ là những giây phút an toàn nhất. Mẹ là ánh đuốc soi đường, là vị cứu tinh khi ta gặp khó. Mẹ là kho tàng t́nh thương tuyệt diệu, là nguồn vui vô tận nuôi dưỡng ta nên người.

Nuôi con chẳng quăn chi than,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con l
ăn. (ca dao)

Là nội tướng trong gia đ́nh, Mẹ quán xuyến mọi việc. Mẹ cực khổ, chịu đựng không một lời than thở. Mẹ là tấm gương hy sinh vô bờ bến. Với Mẹ, hạnh phúc của chồng con chính là niềm vui của Mẹ.


Quanh n
ăm buôn bán ở
ven sông,
Nuôi
đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân c̣ khi quăng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi
đ̣ đông
.
(Trần Tế Xương)

Tháng 4/1975, khi giông tố đổ lên quê hương Việt Nam, Mẹ can đảm vươn ḿnh đứng lên vừa nuôi con vừa nuôi chồng trong trại tù cải tạo. Một tay Mẹ gánh vác cả gia đ́nh trên đôi vai gầy yếu. Làm sao không xúc động trước h́nh ảnh của Mẹ ngày càng héo ṃn tiều tụy.

Rồi Mẹ đau cắt ruột đưa tiễn con ra đi t́m phương trời b́nh an. Một lần nữa Mẹ chấp nhận hy sinh v́ không muốn con sống cuộc đời không có tự do và không tương lai.

T́nh thương của mẹ không chỉ dừng lại trong phạm vi gia đ́nh mà c̣n trải rộng cả quê hương. Nh́n lại ḍng sử Việt, biết bao nhiêu liệt nữ đă viết nên trang sử oai hùng lưu danh hậu thế. H́nh ảnh hai bà Trưng cưỡi voi phất cờ khởi nghĩa chống quân Nam Hán, bà Triệu tuốt gươm thề phá quân xâm lược Đông Ngô, rồi cô Bắc, cô Giang theo người anh hùng Nguyển Thái Học chống Pháp. Ôi nét đẹp hào hùng của người phụ nữ Việt Nam!

Con ơi con ngủ cho ngon,
Để Mẹ
đi gánh nước non tang bồng. (ca dao)

Mẹ tượng trưng cho t́nh yêu nước. Mẹ chính là biểu tượng của quê hương, như ḍng sông, như ruộng lúa. Mẹ giản dị, b́nh thường như những bà Mẹ trên thế giới, nhưng Mẹ ta, những người Mẹ Việt Nam đă ghi lại những trang sử oai hùng để con cháu muôn đời hảnh diện.

Trong kho tàng văn chương Việt Nam không thiếu những bài viết ca tụng về Mẹ bằng tấm ḷng trân quí, bằng sự thán phục ngưỡng mộ hay niềm thương tiếc khôn nguôi. Tất cả đă tạo thành một h́nh ảnh huyền diệu, êm đềm, và đầy quyến luyến khi ta nghĩ vể Mẹ.

Nói đến Mẹ là ta nghĩ đến t́nh thương vô bờ bến, ḷng vị tha, sự nhẫn nhục và hy sinh vô lượng cộng thêm một tấm ḷng yêu nước sâu sa. Mẹ chính là thông điệp của t́nh thương chân chính. Chúng ta hăy tự hào đă có những người Mẹ như vậy.

 

Ḥa Lan, quê hương mới

Thấm thoát đă hơn ba mươi năm qua, ngày đánh dấu những nhóm người Việt tỵ nạn đầu tiên đến định cư tại vương quốc Ḥa Lan. Ba mươi năm … quả là một thời gian dài với bao nhiêu kỷ niệm, đủ để chúng ta nh́n lại một quăng đời nhiều thay đổi đă đi qua.

Những năm dài sống trên xứ lạ, chúng ta vẫn mong chờ một ngày trở về quê mẹ. Chúng ta coi nơi đây chỉ là mảnh đất tạm dung, bởi kỷ niệm nơi quê nhà vẫn c̣n đầy trong kư ức.

Cho tôi lại ngày nào, trăng lên bằng ngọn cau.
Me tôi ngồi khâu áo bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo, phố xá vắng hiu hiu
Trong đêm mùa khô ráo tôi nghe tiếng c̣i tàu.

(Kỷ niệm, Phạm Duy)

Mấy ai nghe nhạc phẩm này mà không xúc động, v́ đây chính là vùng trời kỷ niệm quê nhà, là h́nh ảnh mái ấm gia đ́nh vĩnh cữu trong kư ức của chúng ta.

Làm sao quên được nồi bánh chưng chờ đón giao thừa, tiếng pháo đ́ đùng đón mừng xuân mới và cả gia đ́nh xum họp để chúc thọ ông bà, cha mẹ vào ngày đầu năm. Làm sao quên được những kỷ niệm của thời thơ ấu, của tuổi học tṛ, của mối t́nh đầu và những tháng ngày vui tươi hạnh phúc bên người thân yêu. Tất cả những kỷ niệm ấy được gói ghém mang theo trên bước đường t́m tự do, như mớ hành trang vỏn vẹn của những người Việt tha hương. Những kỷ niệm ấy măi măi theo chân chúng ta trên mọi nẻo đường.

Với bản tính cần cù và ư chí tiến thủ, bằng hai bàn tay trắng, chúng ta đă tạo dựng cuộc sống mới nơi xứ người. Giờ đây, không những thế hệ thứ hai mà cả thế hệ thứ ba cũng hiện diện nơi quê hương mới này. Mặc dù quê mẹ vẫn c̣n bàng bạc trong ta, mặc dù kỷ niệm xưa vẫn c̣n đó, nhưng cuôc sống hiện tại cũng cho ta nhiều kỷ niệm đẹp. Nhiều người trong chúng ta đă và đang tạo dựng sự nghiệp vững vàng; thế hệ thứ hai, thứ ba đang thành công trong việc học hành báo hiệu một tương lai sáng lạng. Vùng đất được coi là tạm dung ngày nào nay đă trở thành quê hương mới của người Việt tỵ nạn.

Nhưng dù thời gian có biến đồi, dù cuộc sống nơi đây có an b́nh và đầy đủ vật chất, t́nh yêu quê hương vẫn luôn rạt rào trong ta. Niềm tin về một quê hương đổi mới, về một nước Việt Nam thực sự công b́nh, dân chủ và tôn trọng nhân phẩm con người vẫn là những động lực thúc đẩy chúng ta tiếp tục tranh đấu cho một Việt Nam tự do và nhân bản. Bên cạnh đó, qua cuôc sống hiện tại với những bận rộn hàng ngày, chúng ta cũng đang hội nhập vào đời sống của quê hương mới. Nhưng dù hội nhập, chúng ta hăy luôn ǵn giữ truyền thống Việt Nam như lời nhắn nhủ của đức Giáo Hoàng Paus Johannes Paulus II trong dịp viếng thăm trại tỵ nạn Thái Lan vào tháng 5 năm 1984:

“Các bạn đừng bao giờ quên bản sắc dân tộc của ḿnh, như một con người tự do được quyền có một chỗ đứng trong thế giới này. Các bạn đừng bao giờ đánh mất cá tính dân tộc của ḿnh. Hăy giữ vững nguồn gốc và nền văn hóa của riêng bạn, v́ thế giới có thể học được rất nhiều từ bạn và với bản tính đặc thù đó bạn sẽ được mọi người kính trọng.”

 

Công Cha Nghĩa Mẹ

Một đoạn trong truyện “Anh phải sống” của nhà văn Khái Hưng:

“…Thuyền đă ch́m…

Mấy phút sau chồng nghe chừng càng mỏi, hai cánh tay ră rời. Vợ khẽ hỏi:

- Có bơi được nữa không?

- Không biết. Nhưng một ḿnh th́ chắc được.

- Em buông ra cho ḿnh vào nhé?

Chồng cười:

- Không! Cùng chết cả.

Một lát, một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày, chồng lại hỏi:

- Lạc ơi! Liệu có cố bơi được nữa không?

- Không!... Sao?

- Không. Thôi đành chết cả đôi.

Bỗng Lạc run run khẽ nói:

- Thằng Ḅ! Cái Nhớn! Cái Bé!... Không!... Anh phải sống!

Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào ḿnh nữa. Th́ ra Lạc nghĩ đến con đă lẳng lặng buông tay ra để ch́m xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ…”

Câu chuyện thương tâm này đă vẽ lên h́nh ảnh người mẹ sẵn sàng hy sinh thân ḿnh v́ tương lai các con. Thật vậy đâu có bút mực nào có thể tả hết sự hy sinh to lớn của cha mẹ đối với con cái.

Ngay từ khi mới lọt ḷng, ta đă được hưởng đầy đủ t́nh yêu thương của cha me. Cha mẹ lo lắng cho ta từ bữa ăn, giấc ngủ. Ta cứ tưởng như chuyện b́nh thường, như khát th́ được uống, như đói th́ được ăn. Nhưng đối với bậc cha mẹ, khi cho con từng miếng cơn, dỗ con từng giấc ngủ, bậc sinh thành đă để hết t́nh thương vào những việc làm đó. Dù chỉ là những việc làm đơn giản, nhưng chứa đựng một t́nh thương vô bờ bến, một mong ước lớn lao đặt vào đứa con bé bỏng. Mong sao cho con khoẻ mạnh, con khôn lớn là cha mẹ vui.

Mẹ hiền dịu, Mẹ gần gũi, Mẹ tṛ truyện tâm t́nh và lo lắng cho con dù là những chuyện nhỏ nhặt.

Cha nghiêm nghị đưa con vào khuôn phép, hướng dẫn con chuyện học hành để mong con thành người hữu dụng cho xă hội sau này.

Tuyệt diệu thay cả hai đức tính của Mẹ với Cha cộng lại đă tạo nên một sức mạnh hài hoà, một t́nh thương vô bờ bến để nuôi dưỡng con. Khi ta lớn lên, ta thành đạt, công sức ấy do chính ta làm ra, nhưng chính những yêu thương lo lắng của Mẹ cộng với sự nghiêm nghị của Cha đă hun đúc ta, giúp ta nên người. Công ơn ấy ta không bao giờ trả đủ. Ngày nào đó ta trưởng thành, ta có địa vị trong xă hội, nhưng khi về thăm mẹ cha, ta vẫn chỉ là đứa con bé bỏng, ta vẫn được chiều chuộng thương yêu, ta lại hưởng trọn vẹn t́nh thương của cha mẹ. Có hạnh phúc nào to lớn hơn? Có nguồn vui nào trọn vẹn như nguồn vui được gần bên Cha Mẹ?

Hạnh phúc thay cho những ai c̣n Cha c̣n Mẹ. Hăy tận hưởng ḍng suối ngọt ngào êm đềm của t́nh thương cha mẹ. Hăy nắm chặt nguồn hạnh phúc ấy, đừng bỏ mất cơ hội muôn thuở này, bởi một ngày nào đó khi cha mẹ qua đời, ta sẽ không bao giờ t́m lại được nguồn suối hạnh phúc vô tận đó.

Hăy trân trọng và nâng niu nguồn hạnh phúc ấy và làm tṛn bổn phận làm con như câu tục ngữ muôn đời:

Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.
Một ḷng thờ Mẹ kính Cha,
Cho tṛn chữ hiếu mới là
đạo con.

Ngô Thụy Chương

 

           trở về trang chính