Chuyện cần được kể

 Xuân chiến thắng trong trại tù cải tạo Suối Máu

để tưởng nhớ đến Hài Quân trung úy Phạm Ngọc Đông

Trại tù cải tạo Suối Máu nằm trong địa phận tỉnh Biên Ḥa. Nơi đây hơn bốn ngàn sĩ quan quân đội VNCH đă bị giam giữ dưới danh từ mỹ miều “học tập cải tạo”. Suối Máu được chia làm 5 trại tù: K1, K2, K3, K4 và K5. Các trại bị ngăn cách nhau bởi những cḥi canh và hàng rào kẽm gai dầy đặc.

Giữa năm 1978 do t́nh h́nh bất ổn nơi vùng biên giới Việt Miên, chúng tôi bị chuyển từ trại Cà Tum, Tây Ninh về K4 Suối Máu. Nơi đây, tôi liên lạc được Phạm Ngọc Đông, một người bạn cũ cũng đang bị tù tại trại K5. Hai trại chúng tôi sát cạnh nhau nên buổi trưa tôi và Đông hay ra đứng sát hàng rào để trao đổi tin tức. Đông học khóa Hải Quân sau tôi nhưng chúng tôi đă có thời gian phục vụ chung tại Giang đoàn 75 Thủy Bộ mà vị tư lịnh lực lượng lúc đó là Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh.

Do thân t́nh đó, chúng tôi coi nhau như anh em. Đông tính t́nh bộc trực, gan dạ và xông xáo. Trong thời gian phục vụ tại Giang đoàn Thủy Bộ, tôi đă từng chứng kiến sự can trường của Đông. Nay gặp lại nhau trong trại tù, tôi biết thế nào Đông cũng có những hành động táo bạo bất ngờ, nên lựa những dịp nói chuyện với nhau tôi thường khuyên Đông nên thận trọng. Sự suy đoán của tôi không sai v́ trong cuộc biến động tháng 12 năm 1978 tại Suối Máu, đưa đến sự phản kháng của toàn năm trại chống lại bọn cai ngục cộng sản, Đông chính là một trong những người chủ xướng.

Câu chuyện bắt đầu khi anh em tù cải tạo K5 đi làm khu sinh hoạt phía ngoài vô t́nh nhặt được một số bản báo cáo của những tay ăng ten nằm vùng trong trại tố cáo anh em với hy vọng được thả về sớm.

Qua những bản báo cáo này, những tên nằm vùng đón gió đă bị phát giác. Một làn sóng căm hờn dâng lên trong toàn trại. Đông và một số anh em nhiệt huyết tại K5 bí mật thành lập “ban hành động” với nhiệm vụ hỏi tội những thành phần ăng ten trong trại. Buổi tối đó, ban hành động ra tay và bọn ăng ten nhận được những trận đ̣n đích đáng. Sáng ngày hôm sau, ngựi ta thấy những tên ăng ten này máu me đầy người ḅ ra khỏi trại, xin đi nằm bệnh viện và không dám trở về trại nữa.

Tin K5 hỏi tội bọn ăng ten được loan truyền nhanh chóng đến các trại khác. Trại K4 của chúng tôi cũng không kém; ban hành động được thành lập bao gồm những anh em khỏe mạnh, vơ nghệ cao cường. Những ngày sau đó là những ngày hăi hùng cho đám ăng ten, trở cờ trong trại.

Buổi tối những toán người bịt mặt tiến vào những pḥng có ăng ten đang ngủ. Đèn pḥng tắt phụt và khi gian pḥng ch́m trong bóng tối th́ bản cáo trạng kể tội được dơng dạc đọc lên. Bọn ăng ten c̣n đang luống cuống trong mùng th́ dây giăng mùng bị cắt đứt và tức th́ những cú đá, cú đấm được tung ra. Tiếng thét đau đớn kèm tiếng kêu cứu vang lên khắp trại … nhưng không ai phản ứng. Ngày hôm sau, những tên ăng ten này bị thảy ra khỏi trại và tự ḅ đến bệnh xá xin chữa trị vết thương.

Chiến dịch “b́nh định nông thôn” đă thành công. Trong trại không c̣n bóng dáng những kẻ nội thù; mọi người đi lại, phát biểu tự do. Khi trận đánh ăng ten xảy ra, chúng tôi nghĩ bọn cai tù sẽ có những hành động đối xử tàn bạo hơn với chúng tôi. Nhưng lạ thay, chúng không hề có phản ứng và mỗi lần vào trại chúng phải đi cả chục đứa súng ống tua tủa. Nh́n th́ có vẻ ghê gớm lắm, nhưng qua ánh mắt của chúng chúng tôi biết chúng không c̣n cảm thấy an toàn khi vào trong trại. Biết thế anh em tù hả hê phấn khởi. Ta đă thắng trận đầu tiên.

Khi thấy lũ cai tù không phản ứng, phe ta thừa thắng xông lên. Tất cà năm trại đồng ư sẽ tổ chức mừng Giáng Sinh. Đây là một thách thức cho bọn cai tù cộng sản. Hai vị linh mục có mặt tại trại K3 nhận trách nhiệm làm lễ ngoài trời cho anh em công giáo cả năm trại. Sáu giờ chiều ngày 24 tháng 12, không ai bảo ai, mọi người không phân biệt tôn giáo cùng tiến về sát K3 tham dự thánh lễ. Việc ngang nhiên tổ chức mừng Giáng Sinh không chỉ mang ư nghĩa tôn giáo mà cũng là một thông điệp đối kháng trực tiếp với bọn cai tù, như một tuyên ngôn đ̣i tự do cho con người.

Bên ngoài bọn cai tù lúng túng. Chúng đi ṿng quanh hàng rào các trại im lặng quan sát nhưng hoàn toàn không có hành động phản ứng. Buổi lễ mừng Giáng Sinh tuy đơn giản nhưng thành công. Toàn thể anh em trong trại vui mừng khôn tả v́ phe ta lại thắng bọn cai tù một trận thứ hai.

9 giờ đêm hôm đó, tôi đang ngồi nói chuyện với một số anh em th́ có người vào báo có người K5 muốn liên lạc gấp. Tôi tiến lại gần hàng rào th́ nhận ra người đang đứng chờ là Phạm Ngọc Đông. Đông thấy tôi liền nói oang oang:

-“Chương, bọn công an vừa tràn vào K1 và bắt đi ba người. Anh báo lại cho anh em ban hành động K4 tin này nhé. Bên này tụi tôi sẽ biểu t́nh phản đối để yểm trợ K1.”

Nhận được tin này, tôi biết như thế là bọn cai tù đă bắt đầu phản ứng. Tôi nhanh chóng liên hệ anh em nhóm hành động để thông báo sự việc xảy ra tại K1.

Từ K5 Đông đánh kẻng báo động toàn khu Suối Máu.  Các trại hưởng ứng lời kêu gọi, tập họp rất đông tại hội trường và ngồi biểu t́nh đ̣i trả tự do cho ba anh em thuộc K1 bị bắt. Tại  K4 bỗng nhiên thiếu úy Nguyễn văn Hóa, một cựu ca trưởng của một ca đoàn ở Sai g̣n tiến lên phía trước và bắt nhịp bản Đêm Đông. Trong đêm tối mênh mông, gần một ngàn tiếng ca cùng đồng loạt vang lên:

 “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa...”

Lời hát vang lên trong đêm tối, vang vọng đến các trại bạn chung quanh, rồi bỗng nhiên không ai bảo ai cả năm trại tù Suối Máu với gần bốn ngàn tù cải tạo đă cùng đồng ca nhạc bản Đêm Đông. Trong khi K1 bắc loa yêu cầu bọn cai tù phải thả ngay ba anh em bị bắt th́ ca trưởng Nguyễn văn Hóa đầy nhuệ khí và linh động vung tay bắt nhịp bản Việt Nam Việt Nam. 

Ngàn giọng hát phát ra như vỡ tan lồng ngực bay tới tận khu vực của bọn công an cai tù. Chúng sửng sốt, ngỡ ngàng v́ không ngờ phản ứng mănh liệt của anh em. Chúng lúng túng, chạy tới chạy lui phía ngoài, một lúc sau chúng điều động ba chiến xa đến án ngữ cổng trại K4, chúng rọi đèn pha chiếu sáng một vùng K4, toán cộng con chĩa súng chuẩn bị tấn công.

Để giữ vững tinh thần anh em, ca trưởng Nguyễn văn Hóa lại phất tay bắt nhịp:

 ”Trên đầu súng quê hương tổ quốc đă vươn ḿnh, trên lưỡi lê căm hờn hờn căm như triều sóng...”

Lời ca như thách thức, như khai hỏa một cuộc chiến mới. Từ bên ngoài bọn cai tù bắc loa hù gọi mọi người phải giải tán nếu không chúng sẽ nổ súng. Bên trong anh em vẫn ngồi yên tay nắm tay nhau thật chặt và các bài nhạc chính huấn lại vang lên như xé màn đêm, như ngạo nghễ đối mặt với giặc thù.

Không thấy phía trong giải tán, hàng loạt đạn được bắn trực tiếp vào khu hội trường, một vài anh em bị trúng thương nhưng mọi người vẫn ngồi trong trật tự. Ca trưởng Hóa hiên ngang kêu gọi anh em hát to để “tiếng hát át tiếng súng”  và vung tay bắt nhịp bản “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”:

“Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn,
 đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang”

 rồi nhạc bản “Thề không phản bội quê hương”,

 Quyết chiến! Thề quyết chiến! Quyết chiến! 
Đánh cho cùng dù ḿnh phải chết 
Để mai này về sau con cháu ta sống c̣n”.

Ngàn giọng ca dâng cao bằng trái tim, bằng nhịp thở, hiên ngang và uy dũng đă lấn áp cả tiếng súng từ bên ngoài.

Nhanh chóng ”ban quyết tử” được thành lập bao gồm những anh em gan dạ, vơ nghệ cao cường. Toán quyết tử này nằm phục sát gần cổng trại chuẩn bị một trận thư hùng để đời nếu đám công an tấn công. Một nhóm khác chuẩn bị phá hàng rào để anh em có thể vượt thoát ra ngoài khi bị tấn công. Trong lúc đó tiếng hát vẩn tiếp tục vang lên,

“Một cánh tay đưa lên,
 hàng ngàn cánh tay đưa lên,
 hàng vạn cánh tay đưa lên
 quyết đấu tranh cho một nền ḥa b́nh chân chính ...”

 Trong giây phút căng thẳng ấy, thời gian tưởng như ngừng lại th́ bỗng  nhiên ba xe tăng và toán công an đang án ngữ cổng trại K4 tự động rút đi. Trong trại nhốn nháo, không biết bọn cai tù sắp tung ra chiêu ǵ mới, th́ từ K1 loan báo ba anh em bi bắt đă được trả về trại. Tin mừng này được đón nhận như một niềm vui chiến thắng, tiếng reo ḥ vang dậy khắp năm trại Suối Máu. Chiến thắng này phài được ghi vào chiến sử mai sau. 

Sau chiến thắng huy hoàng và nhận thấy phản ứng yếu ớt của bọn cai tù, anh em tự động cắt bỏ nhiều khu hàng rào ngăn cách để các trại có thể đi lại dễ dàng. Cùng thời điểm đó, ban hành động các trại gặp gỡ nhau và đi đến quyết định cùng hợp tác để hành động chung. Các trại thành lập “Ủy ban bảo vệ danh dự quân đội VNCH”. Ủy ban ra những thông cáo kêu gọi t́nh huynh đệ chi binh, kêu gọi có những hành động không hại đến danh dự quân đội. Trại K4 c̣n thành lập ban văn nghệ dă chiến tổ chức hằng đêm các chương tŕnh văn nghệ quê hương. 

Đêm văn nghệ đầu tiên được tổ chức tại hội trường K4 thật long trọng với nghi lễ chào quốc kỳ và một phút tưởng niệm các chiến hữu đă bỏ ḿnh v́ lư tưởng tự do. Không thể tưởng nổi, ngay trong ṿng kiềm tỏa của giặc thù, trong trại tù, những người chiến sĩ của quân lực VNCH vẫn không hề sợ nguy hiểm đến tính mạng, họ đă nắm chặt tay nhau cùng hát to:

”Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi, đồng ḷng cùng đi hy sinh tiếc ǵ thân sống. V́ tương lai quốc gia, cùng xông pha khói tên, làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền ...”

Những ánh mắt rưng rưng, những cảm xúc tột cùng dâng trào, họ hiện thân những chiến sĩ tuy không c̣n vũ khí và dù chiến đấu đơn độc nhưng vẫn hiên ngang đứng vững như lời thề năm xưa nơi quân trường cũ: ”Thà chết cho máu đào tô điểm non sông”.

Kể từ thời gian đó chúng tôi sống tự do, thoải mái. Mùa xuân lại trở về, các trại tổ chức những trận bóng chuyền giao hữu, những buổi thuyết tŕnh chống cộng và phân tích t́nh h́nh được công khai tổ chức. Các đêm văn nghệ với con chim đầu đàn Nguyển văn Hóa lúc nào cũng thu hút cả ngàn khán giả. Trại tù Suối Máu được hoàn toàn “giài phóng” v́ giặc thù không giám tự tung tự tác nữa.   

Vài tháng sau, bọn cai tù bắt đầu phản ứng. Việc đầu tiên là chúng tung tin sẽ có nhiều người được trả tự do về với gia đinh. Sau đó chúng chuyển một số anh em qua trại khác. Kế hoạch này nhằm làm giảm tinh thần đối kháng của anh em cũng như phân hoá tinh thần anh em trong trại. Một vài người vẫn c̣n mơ ngủ, tin vào lời hứa của bọn cai tù đă lén lút khai tên những thành phần ṇng cốt hoạt động. Do đó nhiều anh em tích cực hoạt động đă bị chuyển trại và đưa về giam ở khám Chí Ḥa. Phạm Ngọc Đông cũng không thoát khỏi cuộc lùng bắt này.

Cuộc nổi loạn tại trại tù Suối Máu bắt đầu vào tháng 12/1978 và kéo dài năm, sáu tháng, tuy ngắn ngủi nhưng đă là một cuộc chiến đấu hào hùng của hơn 4000 chiến sĩ VNCH chống lại bọn cai tù cộng sản. Các anh em đă chứng tỏ tinh thần “thà chết vinh c̣n hơn sống nhục”. Có người bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, có người đă chết tức tưởi v́ đ̣n thù của bọn cai tù cộng sản, nhưng tinh thần bất khuất hào hùng của các chiến sĩ anh hùng tổ quốc sẽ muôn đời ghi nhớ.

*

***

Tháng chín năm 2010 vừa qua tôi liên lạc được anh Phan Công Đoàn, người bạn học thời niên thiếu, một cựu sĩ quan không quân. Đoàn cũng là bạn thân với Phạm Ngọc Đông và cả hai cùng ở chung với nhau tại trại tù K5 Suối Máu. Năm 1982, Đông được trả tự do có ghé thăm Đoàn. Đông kể lại những tra tấn tàn bạo của bọn cai tù Chí Ḥa mà dấu vết vẫn c̣n in hằn trên thân thể anh. Chúng bắt anh khai tên những thành phần chủ chốt trong cuộc nổi dậy tại trại tù Suối Máu. Đông kiên quyết không khai một ai; quá tức giận tên cai tù đă quát lên:
-”Mày muốn ǵ?”

Đông hiên ngang trả lời:
-”Chúng mày cứ bắn tao đi, tao không khai một ai cả”.

 Cuối năm 1982, Đông cũng t́m đường ra đi, nhưng anh đă không đến được bến bờ tự do. Thân xác anh đă ch́m vào biển mẹ để lại thương tiếc cho gia đ́nh, bạn bè, chiến hữu khắp nơi.

                                                                                     Ngô Thụy Chương, mùa Xuân 2012

trở về trang chính