Ba Tôi Me Tôi

(Ngô Thụy Chương viết)

Trong kho tàng văn chương Việt Nam không thiếu những bài văn, thơ, nhạc ca tụng mẹ, ca tụng cha.

Với tôi, h́nh ảnh Ba Me tôi ngồi bên nhau, cùng tất cả 8 người con đứng quây quần chung quanh, chính là h́nh ảnh gia đ́nh hạnh phúc đă ghi khắc trong tâm tôi cho đến ngày hôm nay.

Me tôi,

Cũng giống như Mẹ của bạn, của chị, của anh

Những người Mẹ thương con vô bờ bến

Những người Mẹ hy sinh không hề tính toán

Những người Mẹ dịu hiền, những người Mẹ đảm đang… (thơ Hà Phú Đức)

Me tôi, cụ bà Bùi Nguyệt Hiền, người mà Ba tôi gọi là nội tướng, là người hiền hậu, ít nói, trầm tĩnh và đảm đang. Ai cũng cho là Me tôi không làm được việc “bên ngoài" mà chỉ biết nội trợ và chăm lo con cái. Nói vậy cũng không đúng lắm. Không can dự việc “bên ngoài". Đó là việc của đàn ông! Me thường hay nói thế. Tuy nhiên những "quyết định” về đường lối bên ngoài phần nhiều do Me tôi đưa ra để Ba tôi thi hành. Ba tôi rất nhiều bạn bè, đi chơi tứ phía, nhưng những người bạn mà Ba tôi giao thiệp, trước đó đă được Me tôi "duyệt y" rồi. Bác nào Me tôi chỉ nói nhẹ một câu, "người này không chơi được đâu," th́ chắc chắn bác đó sẽ không có mặt tại nhà tôi lần thứ hai.

Một lần tôi đă được chứng kiến Me tôi giải quyết "việc ngoài" một cách âm thầm nhưng chính xác. Thời gian đó, Ba tôi phải làm việc ở Nha Trang, lương công chức bị chia 2, một phần ở Sài G̣n, một phần ở Nha Trang. Căn nhà Chi Lăng lúc ấy đang phải trả góp ngân hàng hàng tháng. Lương Ba chuyển về trễ, không kịp trả tiền nhà đúng hẹn. Có lần trễ quá, Me tôi có đi hỏi mượn bà con nhưng không thành công, cuối cùng tự quyết định đến ngân hàng để tŕnh bày giải quyết. Tôi được đi theo Me tôi. Tại ngân hàng, Me tôi điềm tĩnh tŕnh bày lư do chồng làm xa nên luôn phải trả tiền trễ, xin được chấp thuận. Cuộc nói chuyện có kết quả tốt. Ai dám nói Me tôi không biết giải quyết việc ngoài.

Me tôi thường gần gũi chị Khanh, chị Liên v́ là hai chị lớn nhất trong nhà. Có dịp ba mẹ con thường ngồi nói chuyện thủ thỉ với nhau. Tôi với anh Lân, tuy cũng lớn so với các em sau, nhưng v́ là con trai nên Me ít nói chuyện hơn. Tuy vậy việc học hành và bạn bè của chúng tôi, Me tôi đều biết rành rẽ.

Sau ngày 30/4/1975 tôi bị đi tù cải tạo của Cộng Sản Việt Nam 5 năm 6 tháng. Khi được thả về, Me tôi lân la hỏi nhỏ: "Cậu bây giờ tính sao?" Tính sao bây giờ! Tôi nh́n Me nói rất b́nh thường: "Con phải t́m đường vượt biên thôi." Chỉ một câu nói đó Me đă biết tính ư con, chả thế vài ngày sau Me nói nhỏ: "Vợ chồng con Bé, con d́ Cương, đang t́m người lái tàu. Con đi với nó đi th́ vợ chồng nó sẽ được đi không mất tiền". Chuyến đầu tiên, dẫn Trúc Lâm theo, vượt biên bất thành. Lội x́nh trở về nhà. Vài ngày sau Me nhẹ nhàng nói: "Hay là đừng đi nữa. Ở lại với Me, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo”. Me ơi, câu nói đó con không sao quên được, con hiểu Me thương yêu con cái vô vàn. Me sợ rằng con đi, có mệnh hệ nào th́ Me khổ lắm. Nhưng lúc ấy, con không nghĩ đến Me, con không nghĩ đến nỗi lo lắng vô cùng của Me khi con ra đi. Lúc đó con không nghĩ đến ai cả, ngoài mục đích tối hậu là phải rời bỏ quê hương.

Sau này khi Ba Me qua Mỹ ở, gia đ́nh chúng con gồm Chương Trúc và hai cháu Quế Phương, Thiên Ân qua thăm Ba Me, Ông Bà. Con đă gần 50 tuổi, vậy mà Me vẫn ngồi bên con, xoa xoa cánh tay con như xoa tay đứa con bé bỏng thủa nào, rồi Me nói: "Đưa Quế Phương, Thiên Ân đi chơi cho vui đi, ở nhà làm ǵ!" Vậy mà, ngày gia đ́nh chúng con rời Cali về Ḥa Lan, Me cầm tay hỏi nhỏ: "Bao giờ lại qua thăm Me nữa?”

"…Cho tôi lại ngày nào

Trăng lên bằng ngọn cau

Me tôi ngồi khâu áo, bên cây đèn dầu hao

Cha tôi ngồi xem báo…"

Bức tranh gia đ́nh đầm ấm đưa tôi trở về với quá khứ yêu thương. Ba tôi, cụ Ngô Huy Du, người có tài ăn nói, viết văn hay, lại rất hào sảng với bạn bè, thương yêu lo lắng cho gia đ́nh.

Tôi biết sự đau đớn, xót xa nhất của Ba là ngày Ba đưa gia đ́nh rời Hà Nội, từ biệt người cha thân yêu, cụ ông Ngô Lập Chi, để vào miền Nam sinh sống. Cuộc từ biệt tưởng rằng chỉ trong ṿng hai năm sẽ trùng phùng, hội ngộ. Ngờ đâu lại là cuộc biệt ly muôn thủa. Ngày Ba tôi nhận được thiệp báo phụ thân Ngô Lập Chi không c̣n nữa, nghe giọng nói của Ba, tôi cảm nhận được Ba đă đau khổ tột cùng.

Ba tôi là người ngay thẳng, không nịnh bợ cấp trên hay chà đạp cấp dưới. Do vậy cuộc đời làm việc của Ba thường ba ch́m bảy nổi.

Khoảng năm 1960, tôi thấy Ba Me to nhỏ, bàn luận với nhau một việc ǵ có vẻ quan trọng và khó khăn lắm. Ba ít nói đi, Ba suy tư nhiều. Ba như già đi vài tuổi. Sau này tôi mới biết chuyện. Lúc ấy Ba đang làm việc tại Tổng Nha Thanh Niên. Thời gian này vị tổng thống của Đệ Nhất Cộng Ḥa là ông Ngô Đ́nh Diệm. Em tổng thống Diệm, ông Ngô Đ́nh Nhu đề xướng Đảng Cần Lao Nhân Vị để chống lại chủ thuyết Cộng Sản của Hồ Chí Minh. Đảng Cần Lao Nhân Vị chi phối sinh hoạt trong nhiều lănh vực như chính trị, hành chánh, lập pháp, tư pháp và ngay cả an ninh, quân đội tại miền Nam Việt Nam. Để tạo đội ngũ cán bộ cho đảng, ông Ngô Đ́nh Nhu gây dựng Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Phong trào này huấn luyện và đào tạo đoàn viên. Ba đă là giảng viên chính trị các khóa học đào tạo đoàn viên trung cấp. Những đoàn viên này sau đó được đề cử nắm giữ các chức vụ then chốt trong chính quyền. Rất nhiều Trưởng ty Thanh Niên cấp Tỉnh, cấp Quận là học tṛ của Ba. Do có tài ăn nói, diễn giảng, Ba được các cấp trọng vọng, người theo điếu đóm cũng nhiều. Một ngày kia, giới chức cao cấp mời Ba nói chuyện, có ư khuyên Ba nếu muốn tiến thân th́ phải vào đảng Cần Lao và bỏ đạo Phật, theo Thiên Chúa Giáo (thời gian ông Ngô Đ́nh Diệm làm tổng thống, các chức cao cấp nằm trong tay người Thiên Chúa Giáo và dân miền Trung). Đó là lư do Ba Me đă nhiều ngày đêm suy nghĩ, bàn luận. Ba đă không bỏ đạo Phật, quyết giữ ǵn lễ nghĩa cha ông. Chính v́ vậy, người ta ghét, t́m cách tăng chức làm Phó Thanh Tra sáu tỉnh miền Nam Trung Phần, nhưng với ư đồ hất chân Ba ra khỏi Sài G̣n, chuyển đi Nha Trang làm việc. Công việc của Ba thập phần nguy hiểm, người ta bắt Ba đi kiểm tra các vùng nông thôn hẻo lánh, trong lúc chiến tranh khốc liệt không biết sống chết lúc nào. Gia đ́nh chia hai, kẻ ở Sài G̣n, người ở miền Trung, con cái c̣n nhỏ, c̣n phải nuôi ăn học, kinh tế gia đ́nh thập phần khó khăn. Phật Trời có mắt. Con người có phưóc, có phần. Ba năm làm việc gian khổ, xa nhà. Sau khi cuộc cách mạng 1963 bùng nổ, kết thúc nền Đệ Nhất Cộng Ḥa, Ba an toàn trở về Sài G̣n làm việc. Nh́n lại thời gian ấy, Ba đă có sự nâng đỡ của Me, trông nom việc nhà, con cái không hề sao lăng. Xa nhà, chắc hẳn Ba rất an tâm khi biết rằng ở nhà, có Me luôn lo toan và trông ngóng. Cũng trong thời gian đó, Ba thấy rơ được t́nh người, t́nh bạn. Trong lúc xa cơ, Ba vẫn có những người bạn đồng nghiệp tận trung, trọn nghĩa, nhưng cũng hiện rơ khuôn mặt những kẻ theo gió trở cờ.

Những kẻ trở cờ, sau này gặp lại Ba ở Sài G̣n, cúi đầu hổ thẹn. Những người trọn nghĩa trọn t́nh như bác Quảng, bác Chính đă được Ba giúp đỡ tận t́nh.

Khoảng 1965-1966, buổi chiều đi học về, con Chương được Me kể lại: sáng Ba đi làm, bị xe jeep lính Mỹ đụng, để lại Ba bị thương nằm trên đường. May mắn có người giúp đưa về nhà. Thăm Ba, Ba nói đau từ lưng đến chân và bị trầy trụa nhiều nơi. Ba đau và mệt nên cần uống thuốc và tỉnh dưỡng. Nghe câu chuyện, máu nóng nổi lên, giận người lính Mỹ đụng Ba ḿnh rồi lại bỏ chạy. Tối hôm đó, cặm cụi viết một lá thư bằng tiếng Anh gửi thẳng cho tướng Westmoreland, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam. Lá thư viết rất chính trị, trước hết cám ơn quân đội Mỹ đă đến Việt Nam để giúp chống Cộng Sản, sau đó kể việc Ba bị xe jeep của lính Mỹ đụng rồi bỏ chạy, khiến Ba bị thương nhiều nơi. Lá thư viết gửi đi với mục đích xả hết nỗi tức giận của ḿnh trước hành động vô tâm của người lính Mỹ. Tuần lễ sau, bỗng một hôm, một chiếc xe jeep Mỹ dừng trước cửa nhà, một vị đại úy Mỹ bước vào nhà, tự giới thiệu là tùy viên của tướng Westmoreland, xin gặp Chương và thăm Ba. Ông ta nói, tướng Westmoreland đă nhận đưọc thư than phiền nên cử ông ta đến thăm Ba và trao quà của tướng Westmoreland cho Ba. Ông ta xin lỗi về hành động thiếu văn minh của người lính Mỹ kia. Trước khi ra về, ông ta đưa lại địa chỉ của ông và đề nghị ghi tất cả các chi phí thuốc thang cho Ba, gửi lại cho ông ta để được đền bù. Con, Chương cảm thấy vui v́ đă làm một việc có ư nghĩa.

Chưa bao giờ thấy Ba tươi vui như ngày đầu tiên Ba Me sang Ḥa Lan thăm các tiểu gia đ́nh Chương-Trúc, Lâm-Nguyệt và Quốc Khánh vào đầu tháng 6 năm 1990. Ngồi trong pḥng khách căn nhà Weidemolen 3, thành phố Hoorn, nơi cư ngụ của gia đ́nh Chương Trúc cùng hai cháu Quế Phương, Thiên Ân, Ba hỏi thăm từng người, nói chuyện vui vẻ với hai cô con dâu Bạch Trúc và Minh Nguyệt, vuốt đầu, hỏi chuyện các cháu Quế Phương, Thiên Ân và Nguyệt Tú. Ba kể hết chuyện này đến chuyện khác, kể liên tu không hề mệt mỏi, từ chuyện các gia đ́nh ở Việt Nam đến cuộc hành tŕnh dài trên 12 tiếng đồng hồ từ Sài G̣n đến Paris rồi từ Paris đến Ḥa Lan. Ba nói thao thao bất tuyệt rồi bất ngờ nằm xuống ghế "xa lông" ngủ một giấc ngon lành, an lạc.

Ngày được tin Ba bệnh, con Chương hai lần qua thăm Ba. Ba nằm trong bệnh viện, mắt buồn xa xăm, Ba không lo cho sức khoẻ của Ba mà Ba nghĩ nhiều đến Me. Ba dặn ḍ chị Khanh đủ thứ, nào là phải lo cho Me điều này, chăm sóc Me điều kia. Nh́n Ba nằm đấy, tim con đau nhói, có lời nào an ủi được Ba lúc này?

Rồi cũng phải trở về Ḥa Lan. Giây phút từ giă Ba, hai cha con nh́n nhau, con chỉ biết nói thầm vào tai Ba: "Con phải về Ḥa Lan để đi làm!", và hôn trán Ba lần cuối.

19 năm qua rồi, kể từ ngày vĩnh viễn xa Ba và 14 năm từ ngày xa Me, con vẫn tưởng như ngày hôm qua. H́nh ảnh gia đ́nh ta hạnh phúc vẫn ẩn hiện quanh đây. Ba vẫn c̣n đó, Me vẫn c̣n đây. Con vẫn nói chuyện với Ba, với Me hàng ngày, qua hương nhang bàng bạc. Chúng con vẫn gặp Ba, gặp Me thường xuyên khi ghé ngôi chùa Vạn Hạnh, nơi di ảnh Ba Me tươi đẹp ngự tại đây.

Ba Me ạ, con luôn c̣n Ba, c̣n Me trong trái tim con!

Ngô Thụy Chương

Tháng 1 năm 2017


 
Cụ nội ông Ngô Lập Chi Cụ nội bà Trần Thị Trâm


Cụ bà Bùi Nguyệt Hiền Cụ ông Ngô Huy Du

cụ bà Bùi Nguyệt Hiền cùng 8 con: Ngô Thụy Trúc Lâm, Ngô Thụy Lân, Ngô Ngọc Khanh,

Ngô Thị Thu Thủy, Ngô Thị Xuân Trang, Ngô Hải Liên, Ngô Thụy Vũ, Ngô Thụy Chương

(từ trái sang phải)

 trở về trang chính